Các loại bố cục trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp nên tham khảo

Trang chủ - TIPS CHỤP ẢNH - Các loại bố cục trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp nên tham khảo

Các loại bố cục trong nhiếp ảnh là các cách sắp xếp yếu tố/thành phần bên trong khung ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng và mục tiêu cốt lõi của tác phẩm mà người chụp muốn chụp. Khi bắt đầu chụp ảnh, con đường tắt để cải thiện tác phẩm của bạn là việc nắm vững các bố cục cơ bản. Nguyên tắc bố cục không phải là sự cứng nhắc mà nó giúp nghệ sĩ đặt chủ đề đúng vào những vị trí thích hợp trên khung ảnh, hay nói cách khác là thủ pháp theo mỹ học giúp lôi cuốn thị giác thẩm mỹ.

Các loại bố cục trong nhiếp ảnh

8 bố cục trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp bạn nên biết:

Bố cục chụp ảnh 1/3 

Bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng biết bố cục chụp ảnh 1/3. Đúng như tên gọi của nó, người chụp chia bức ảnh ra làm 3 phần dọc và ngang, như vậy ta có 9 ô chữ nhật bằng nhau.

Nguyên tắc của chia ảnh thành 9 phần bằng nhau, đường quan trọng nhất là đường qua các điểm giao nhau ở vị trí ⅓ của ảnh. Đường và điểm đó sẽ thu hút ánh mắt một cách tự nhiên. Các chi tiết mà người chụp muốn nhấn mạnh cần được đặt vào vị trí đó.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Vật thể muốn nhận mạnh được đặt ở đường qua các điểm giao nhau ở vị trí ⅓ ảnh (Ảnh sưu tầm)

Quy tắc ⅓ do các họa sĩ từ thời Phục Hưng phát hiện ra. Họ nhận thấy rằng mắt của chúng ta di chuyển ra ngoài điểm trung tâm của bức ảnh chứ không đặt tại trung tâm. Nhiều máy ảnh đã cài đặt sẵn quy tắc 1/3 lên máy. Thiết lập này hiển thị ngay những đường kẻ trên màn hình ngắm trong chế độ live view. 

Việc đặt đối tượng “lệch” trung tâm khung hình như vậy sẽ tạo được rất nhiều hiệu ứng đẹp: bức hình có không gian, có đối tượng tập trung dễ dàng nhận ra ngay, có đường chân trời rõ ràng… Những yếu tố này giúp cho ảnh của bạn có chiều sâu và ấn tượng hơn rất nhiều.

Bố cục trung tâm

Người chụp đặt đối tượng vào chính giữa khung hình, đó chính là bố cục trung tâm. Bố cục này có ưu điểm là người xem sẽ loại bỏ sự chú ý vào những vật thể không cần thiết mà sẽ tập trung vào chủ thể chính. Nhiếp ảnh gia thường sử dụng vị trí trung tâm làm bố cục chụp ảnh chân dung.

Ưu điểm của bố cục này cũng giống như ảnh bố cục ⅓, chính là tập trung được ánh mắt người nhìn vào chủ thể chính của bức hình. Cách chọn bố cục chụp ảnh khiến ý định của nhiếp ảnh gia trở nên rõ ràng. Chủ thể đặt ở giữa khung hình tạo ấn tượng trực quan mạnh hơn. Đây cũng là một bố cục có tính ổn định không có các yếu tố gây “xao lãng” tầm nhìn.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Chủ thể đặt ở giữa khung hình tạo ấn tượng trực quan mạnh hơn (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên, bố cục này rất khó để chụp được một tấm ảnh đẹp, bởi vì người nhìn không biết nên di chuyển tầm mắt đến đâu. Các chi tiết phức tạp cũng dễ làm hỏng bức ảnh, nên phải luôn chú ý các yếu tố xung quanh, và đảm bảo hậu cảnh đơn giản nhất. Việc dùng kỹ thuật chụp ảnh bokeh ở nền chủ thể phụ bao quanh đối tượng chính là một cách hay để dẫn tầm mắt vào trung tâm.    

Bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh

Bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh có phần giống với bố cục trung tâm, vật thể cần chụp cũng nằm chính giữa tấm ảnh, nhưng phải thể hiện rõ sự đối xứng hai bên. Tuy nhiên không cần giống nhau hoàn toàn, sự đối xứng làm cân bằng cho bức ảnh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

Mặc dù có nhiều dạng đối xứng nhưng 2 dạng thường gặp là đối xứng theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Đối xứng theo chiều ngang thường thấy ở các tấm ảnh chụp kiến trúc, khi 2 bên trái phải của vật thể đối xứng với nhau. Trong khi, sự phản chiếu là một ví dụ tuyệt vời cho bố cục đối xứng dọc do tạo ra 2 nửa trên dưới đối xứng, điển hình là các hình ảnh phản chiếu dưới nước. 

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Sự phản chiếu là một ví dụ tuyệt vời cho bố cục đối xứng dọc (Ảnh sưu tầm)

Những dạng đối xứng khác có thể tồn tại trong tự nhiên hay được sắp đặt. Nếu chọn cách lấy bố cục cho bức ảnh là quy tắc này, hãy bắt đầu ở giữa đối tượng và đặt máy ảnh song song với đối tượng.

Bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh làm cho tổng thể trở nên bắt mắt, hài hoà và cân đối. Một số ví dụ cho quy tắc này là hình ảnh vật thể ngả bóng xuống mặt nước hoặc nhìn qua kính… Người chụp có thể diễn đạt sự đối xứng bằng bất cứ cách nào, miễn tạo được sự cân bằng cho ảnh.

Bố cục đường chéo và tam giác

Một trong những bố cục sắp xếp hình ảnh dẫn tầm mắt người xem tới trung tâm bức ảnh rất tốt chính là bố cục đường chéo và tam giác. Bằng cách đặt các vật thể theo đường chéo của ảnh, người chụp sẽ tạo ra chiều sâu vào bên trong, có sức hút lớn và sự chuyển động mạnh mẽ, có thể có cảm giác căng thẳng và kịch tính. Điều này hoàn toàn ngược lại với các loại bố cục ngang dọc.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Bố cục đường chéo và tam giác giúp tạo chiều sâu cho bức ảnh (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên, phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của người xem và dụng ý riêng của nhiếp ảnh gia, bạn sẽ nhận ra rằng thường các bức ảnh chụp theo bố cục này sẽ kết hợp với các đường dẫn thẳng để làm “mềm” cảm xúc của người xem. Rất ít ảnh chỉ sử dụng 1 bố cục đường chéo hay tam giác. 

Với bức ảnh có nội dung là sự di chuyển, việc chọn đúng các đường chéo sẽ tạo cảm giác chuyển động tốt hơn. Người chụp có thể hơi nghiêng máy ảnh để tạo bố cục này thay vì đặt những góc máy thẳng, trực diện. Ngoài ra, người chụp có thể thử các kỹ thuật khác để đặt vật thể vào đường chéo như tìm một đối tượng ở trong góc hay thay đổi góc ảnh.

Xem thêm: Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh – Bạn đã biết chưa?

Bố cục theo chiều sâu

Trong bố cục chiều sâu, cần đảm bảo cần thận chọn thành phần để truyền tải được ý nghĩa của chiều sâu. Người chụp có thể tạo chiều sâu cho ảnh bằng việc sắp xếp vị trí các đối tượng ở phía trước, mặt đất trung bình và nền. Một kỹ thuật có thể giúp ích cho bố cục này là thực hiện chồng chéo, dùng một đối tượng khác để che khuất một phần, giúp cho hình ảnh có chiều sâu hơn.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Tạo chiều sâu cho ảnh bằng việc sắp xếp vị trí các đối tượng ở phía trước, mặt đất trung bình và nền (Ảnh sưu tầm)

Bố cục đường dẫn

Bố cục đường thẳng là bố cục dễ gặp nhất trong cuộc sống. Các nhiếp ảnh gia rất thông minh khi vận dụng các đường dẫn vào trong tác phẩm của mình. Bởi vì họ biết rằng mắt người luôn có xu hướng nhìn theo một đường thẳng. Các đường dẫn cùng hướng về đối tượng ở trung tâm sẽ tạo ra sự tiêu điểm cho bức ảnh (và đôi khi tạo ra cả sự đối xứng).

Bố cục đường dẫn sẽ thu hút sự chú ý của người xem vào những điểm quan trọng. Bất kể con đường, tường rào, hoa văn hay bất cứ yếu tố nào cũng có thể được sử dụng để làm đường dẫn. Những tấm hình chụp theo phong cách này thường có chiều sâu rất lớn. Chụp ảnh thời trang đường phố hay chụp ảnh kiến trúc rất thích hợp với loại bố cục này.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Bố cục đường dẫn sẽ thu hút sự chú ý của người xem vào những điểm quan trọng. (Ảnh sưu tầm)

Bố cục lặp lại

Bố cục lặp lại chính là sắp xếp các đối tượng giống hệt nhau theo khoảng cách đều nhau để tạo ra các mẫu lặp đi lặp lại. Thông thường, trong một bức hình, người ta chỉ lấy một vài yếu tố để làm điểm nhấn. Tuy nhiên nếu chúng ta chụp ảnh lặp lại các đối tượng sẽ khiến bức ảnh trở nên cuốn hút và dễ gần hơn. Nếu các hình mẫu này có sự phân cách thì sẽ tạo ra một số nét tương phản cho bức ảnh. Điều này sẽ khiến ảnh trở nên tuyệt vời hơn.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Bố cục lặp lại chính là sắp xếp các đối tượng giống hệt nhau theo khoảng cách đều nhau để tạo ra các mẫu lặp đi lặp lại (Ảnh sưu tầm)

Bố cục có khoảng trống

Bố cục chụp ảnh này để lại xung quanh chủ thể rất nhiều khoảng không gian trống. Nó tạo ra sự đơn giản và giúp ánh mắt tập trung vào chủ thể chính. Đây là một bố cục khá khó chụp, đòi hỏi người chụp phải có khả năng quan sát kết hợp với cảm nhận màu sắc tốt.

các loại bố cục trong nhiếp ảnh
Bố cục chụp ảnh này để lại xung quanh chủ thể rất nhiều khoảng không gian trống. (Ảnh sưu tầm)

Nếu có thể vận dụng các loại bố cục trong nhiếp ảnh, những tác phẩm của bạn không chỉ có chiều sâu mà còn có hồn hơn. Nếu chúng ta không nhớ hết tất cả các quy luật trong bố cục ảnh là những gì, hãy luyện tập từng phần, cho đến khi thành thạo hết tất cả. Khi đó, chỉ cần cầm máy ảnh, bạn có thể tự nhiên áp dụng các loại quy tắc đó vào tấm ảnh của mình. Nhiếp ảnh luôn tồn tại một hay nhiều dạng bố cục trong mọi tình huống. Vận dụng thủ pháp bố cục sẽ khiến cho tác phẩm hoàn chỉnh và lôi cuốn người xem. 

Việc áp dụng các loại bố cục trong nhiếp ảnh vào thực tế không phải là điều dễ dàng. Lựa chọn studio chụp ảnh uy tín là phương án tốt nhất giúp bạn sở hữu bức ảnh như mong muốn.

Studio Việt Nam – Địa chỉ chụp ảnh uy tín tại Hà Nội

Studio Việt Nam là studio chụp ảnh sản phẩm Hà Nội. Để đồng hành cũng các doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm giá trị của sản phẩm và thương hiệu, Studio Việt Nam cung cấp các dịch vụ liên quan tới chụp ảnh, cho thuê studio, chỉnh sửa ảnh. Trong đó, chụp ảnh là dịch vụ mũi nhọn tạo nên tên tuổi của studio:

Khi hợp tác cùng chúng tôi, khách hàng sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp và luôn hướng tới lợi ích cho khách hàng:

Quy trình làm việc chuyên nghiệp

Bước 1: Chốt số lượng sản phẩm, ảnh, địa điểm chụp và người mẫu
Bước 2: Chụp ảnh, gửi file ảnh gốc cho khách hàng
Bước 3: Khách hàng chọn ảnh để chỉnh sửa
Bước 4: Chỉnh ảnh, gửi file ảnh có kèm logo studio cho khách hàng
Bước 5: Nhận feedback, chỉnh ảnh và gửi file final.

Đội ngũ nhân sự tận tình, chuyên môn cao

Tại Studio Việt Nam, chúng tôi luôn đề cao trải nghiệm của khách hàng và sẵn sàng hỗ trợ nhiệt tình. Ekip chụp ảnh của studio ngoài có chuyên môn sâu còn không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức mới, nắm bắt xu thế thọ trường nhằm mang lại những bức ảnh có giá trị cao nhất trong thời điểm hiện tại.

Cam kết về chất lượng sản phẩm và chi phí

  • Cam kết bàn giao hình ảnh đúng hạn
  • Cam kết thực hiện bộ ảnh theo đúng yêu cầu
  • Cam kết không phát sinh chi phí ngoài hợp đồng.

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc email để được nhận tư vấn chi tiết về quy trình chụp ảnh và giải đáp thắc mắc.

Xem thêm: Bảng báo giá dịch vụ chụp ảnh tại studio mới nhất

Các nhiếp ảnh gia có thể lựa chọn phá vỡ các loại bố cục trong nhiếp ảnh để đi tìm sự sáng tạo hơn, nhưng không có nghĩa là sắp xếp hình ảnh trong vô thức và không có chủ đích. Muốn phá vỡ quy tắc thì phải hiểu rõ về quy tắc đó. Có thể tạo ra sự đột phá khi phá vỡ các loại bố cục chính trong nghệ thuật nhiếp ảnh hay không, tùy thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của một người nghệ thuật gia.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

3.3 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email