7 yếu tố trong nguyên lý thiết kế đồ họa dành cho designer

Trang chủ - Tin tức - 7 yếu tố trong nguyên lý thiết kế đồ họa dành cho designer

Nguyên lý thiết kế đồ họa là một trong những kiến thức quan trọng để người làm có thể “trụ vững” trong ngành. Đây được đánh giá là nền tảng cho mọi designer, giúp sản phẩm sau khi hoàn thành tránh được những lỗi cơ bản.

nguyên lý thiết kế
Nguyên lý thiết kế đồ họa là một trong những kiến thức quan trọng để người làm có thể “trụ vững” trong ngành (Ảnh sưu tầm)

Nguyên lý thiết kế trong đồ họa là gì?

Nguyên lý thiết kế đồ họa là tập hợp những yếu tố trong thiết kế, giúp designer định hình được ý tưởng cũng như quá trình làm việc cơ bản. Thông thường, các nhà thiết kế vẫn cần tới nguyên tắc trong thiết kế đồ họa để phát triển, sáng tạo ra sản phẩm cá nhân.

Đặc biệt, với đối tượng mới vào nghề, cần nắm chắc nguyên lý thiết kế kết hợp với tư duy sáng tạo, từ đó ứng dụng và linh hoạt khi làm việc. Điều này hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm mặt thẩm mỹ và bố cục, kết cấu.

Các yếu tố trong nguyên lý thiết kế

7 yếu tố trong nguyên lý graphic design:

Line – Đường nét

Line (đường kẻ, dòng kẻ, nét) là một thành tố đơn giản nhưng đóng vai trò kiến tạo nên đối tượng graphic. Line có thể biến đổi đậm – nhạt, độ dày – mỏng hay kiểu dáng để phù hợp với ý tưởng thiết kế, cũng như dễ dàng sắp xếp bố cục. Line cũng có khả năng điều hướng ánh nhìn của công chúng tới chủ thể chính, phân cấp phối cảnh và tạo ra các hình dạng phong phú.

nguyên lý thiết kế
Line cũng có khả năng điều hướng ánh nhìn của công chúng tới chủ thể chính (Ảnh sưu tầm)

Một số đường nét phổ biến trong graphic design có thể kể đến như: Đường thẳng, đường cong, đường vẽ tay, đường lượn sóng, đường zic zac,…

Shape – Hình khối

Hình khối được định nghĩa là một mảng hình đã được xác định bởi các đường line kín, thường có dạng hình phẳng. Mục đích của yếu tố này là tổ chức kết cấu, phân cấp thông tin và minh họa, trang trí.

Shape hiện nay được chia thành 2 nhóm: Hình học cơ bản (tam giác, chữ nhật, tròn, vuông,…) và hình học tự nhiên (vết loang lổ, trái tim, lá cây,…). Mỗi loại sẽ đem lại ý nghĩa khác nhau, cho phép designer sáng tạo, phát triển trên hình gốc.

nguyên lý thiết kế
Nhóm shape hình học bao gồm những hình cơ bản như tròn, tam giác, ziczac,… (Ảnh sưu tầm)

Form – Hình thức

Form được nhận biết dưới 3 yếu tố: độ dài – độ rộng – độ sâu (3D), chỉ dành cho đối tượng thiết kế là hình khối. Do đặc trưng là nằm trong không gian 3 chiều, form thường được ứng dụng để hình thành nên không giản, nhấn mạnh độ tương phản, làm rõ vùng sáng – tối cho các sản phẩm graphic design.

nguyên lý thiết kế
Form được nhận biết dưới 3 yếu tố: độ dài – độ rộng – độ sâu (3D), chỉ dành cho đối tượng thiết kế là hình khối (Ảnh sưu tầm)

Color – Màu sắc

Màu sắc được đánh giá là một công cụ “quyền lực”, là một yếu tố cần thiết để tư duy thiết kế đồ họa tốt hơn. Màu sắc giúp thể hiện ý tưởng, nội dung của ấn phẩm, đồng thời cũng nổi bật dấu ấn cá nhân. Bảng màu càng bắt mắt, có chiều sâu sẽ thúc đẩy hành vi của người xem tốt hơn.

nguyên lý thiết kế
Màu sắc càng bắt mắt, có chiều sâu sẽ thúc đẩy hành vi của người xem tốt hơn (Ảnh sưu tầm)

Thông thường, designer sẽ ứng dụng color wheel để đưa ra các sự lựa chọn về màu sắc chính xác nhất, tạp ra nhiều bảng phối màu cho một ấn phẩm. Ngoài ra, việc thay đổi độ sáng hay tông màu cũng giúp thiết kế có sự khác biệt.

Texture – Lớp nền kết cấu

Texture được hiểu là các đặc điểm trên bề mặt, thể hiện tính chất của vật thể như hoa văn, nền giấy, bề mặt gỗ, bề mặt lụa,… Bằng cách sử dụng texture thông minh, đối tượng sẽ trở nên sinh động, chân thật, tạo niềm tin vững chắc cho công chúng.

nguyên lý thiết kế
Texture được hiểu là các đặc điểm trên bề mặt, thể hiện tính chất của vật thể như hoa văn, nền giấy cũ, bề mặt gỗ, bề mặt lụa,… (Ảnh sưu tầm)

Space – Không gian

Trong quá trình thiết kế, người thực hiện cần chú trọng tới không gian, cụ thể là việc sắp xếp bố cục, tạo khoảng trống phù hợp giữa các đối tượng. Một không gian “dễ chịu” sẽ giúp sản phẩm có cân bằng các chủ thể, tăng hiệu quả thị giác cũng như nhấn mạnh vào những chi tiết nổi bật.

nguyên lý thiết kế
Chú trọng tới không gian, cụ thể là việc sắp xếp bố cục, tạo khoảng trống phù hợp giữa các đối tượng (Ảnh sưu tầm)

Typography – Nghệ thuật sử dụng chữ

Text là thành phần xuất hiện trong hầu hết các ấn phẩm graphic design. Chữ sẽ được biến đổi theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ mục đích sáng tạo trong thiết kế. Điểm đặc biệt là trong một sản phẩm có thể chỉ chứa typography, nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật, bố cục cũng như nội dung. Để làm được điều trên, designer cần biết cách ứng dụng các tùy chọn về đường nét, kiểu chữ, bổ sung thành phần,…

nguyên lý thiết kế
Chữ sẽ được biến đổi theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ mục đích sáng tạo trong thiết kế (Ảnh sưu tầm)

Như vậy, bài viết trên đã giải thích nguyên lý thiết kế là gì và 7 thành phần cơ bản trong nguyên lý. Nắm chắc các nguyên lý trong design sẽ là “chìa khóa” để bạn tiến xa hơn trong lĩnh vực đầy sự đổi mới và thách thức này.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email