Hướng dẫn cách chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng
Chụp ảnh thiếu sáng không phải chỉ là chụp ảnh ban đêm như nhiều người vẫn nhầm tưởng mà thường được chia ra trong điều kiện chụp ảnh thiếu sáng nhưng vẫn nhìn thấy, chụp ảnh trong ánh sáng yếu và chụp ảnh trong điều kiện tối.
Chụp ảnh thiếu sáng những vẫn nhìn thấy
Để chụp ảnh trong điều kiện này, người chụp cần:
Điều chỉnh khẩu độ
Khẩu độ có thông số tương tự như khi nhiếp ảnh gia sử dụng tốc độ màn trập và ngược lại. Khẩu độ lớn tương ứng với tốc độ cao, trong khi khẩu độ nhỏ tương đương với tốc độ thấp.
Để chụp được những bức hình chân dung ưng ý trong điều kiện thiếu sáng, bạn cần mở khẩu độ tối đa để thu được nhiều ánh sáng nhất. Mở rộng khẩu độ cũng giúp bạn đảm bảo tốc độ chụp, làm phông nền trông mềm mịn, đẹp mắt. Tuy nhiên nếu muốn chụp ảnh phong cảnh đẹp thì khẩu độ nhỏ là lựa chọn tuyệt vời. Nó sẽ giúp hình ảnh trông rõ nét hơn. Nhưng nếu chụp ảnh với tốc độ màn trập thấp bạn sẽ phải sử dụng thêm chân máy khi chụp ảnh thiếu sáng.
Tăng ISO
ISO là khả năng nhạy sáng của máy chụp hình. ISO càng cao có nghĩa là khả năng bắt sáng của máy càng tốt. ISO cao cũng đảm bảo tốc độ màn trập cao cũng như khẩu độ mở nhỏ hơn. ISO cao cũng có nghĩa là khả năng khử nhiễu của máy sẽ kém đi, hạt nhiễu xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này khiến hình ảnh trông kém thẩm mỹ, không còn sắc nét. Thay đổi và tùy chỉnh ISO trên máy ảnh kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng nên bạn sẽ không phải quá lo lắng.
Nếu chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu mà không muốn sử dụng Flash, bạn nên đặt ISO ở mức 400 hoặc 800. Mức ISO này sẽ giúp ảnh nhận được nhiều ánh sáng hơn so mới mức ISO 100 hay 200. Ngoài ra, tùy chỉnh chỉ số ISO ở mức này cũng hạn chế tình trạng hạt nhiễu so với đặt ISO cao như 1.600 hay 3.200…
Ống kính độ mở lớn
Sử dụng máy DSLR, bạn cần chọn ống kính thích hợp với việc chụp ảnh thiếu sáng tương tự như kỹ thuật chụp ảnh bokeh. Ống kính cần có độ mở lớn như f/3.5, f/2.8, f/2 hay f/1.8 và f/1.2. Ngoài ra, khẩu độ mở càng lớn thì bạn thu được càng nhiều ánh sáng và giúp hình ảnh trông sắc nét hơn.
Tốc độ màn trập cao
Hình ảnh của bạn bị mờ là do tốc độ màn trập của thiết bị chụp ảnh. Nếu tốc độ màn trập quá thấp, bạn sẽ thấy bị rung máy hoặc chuyển động bị nhòe từ các đối tượng đang chuyển động trước khung hình. Để tránh rung máy, bạn nên chụp ở tốc độ màn trập nhanh hơn.
Sử dụng ổn định hình ảnh
Các công nghệ ổn định hình ảnh mới nhất của Nikon, Canon, Sony, Fuji và thậm chí các nhà sản xuất thứ ba cho phép bù trừ lên đến 4.5 điểm dừng, điều này tương đối hữu dụng khi chụp ảnh thiếu sáng. Giả sử với một ống kính máy ảnh thông thường, bạn cần khoảng 1/250 giây để có được một bức ảnh sắc nét. Với hệ thống ổn định hình ảnh hiện đại, bạn có thể giảm tốc độ cửa trập xuống 1/115 giây hoặc thậm chí chậm hơn mà vẫn nhận được hình ảnh chất lượng.
Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu
Nếu muốn có hình ảnh chất lượng trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiếp ảnh gia nên:
Ổn định khi chụp ảnh
Khi cầm máy, bạn hãy cố gắng cầm máy một cách ổn định. Sử dụng tay trái để đỡ máy ảnh bằng cách đặt lòng bàn tay vào giữa ống kính và thân máy ảnh hoặc bất cứ nơi nào trọng tâm. Kéo cùi chỏ sát về phía cơ thể, bạn có thể ngồi xuống và dùng đầu gối làm điểm tựa bằng cách đặt cánh tay trái lên. Và nhẹ nhàng nhấn nút chụp và thu về những hình ảnh rõ nét hơn.
Đẩy ISO lên cao hơn
Việc đẩy ISO lên cao hơn có thể tạo ra hình ảnh rõ nét nhưng khiến noise nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn có thể xử lý chúng trong quá trình hậu kì.
Chụp ảnh RAW
Định dạng RAW mang đến những bức hình chất lượng cao, sắc nét hơn so với các định dạng khác như JPEG. Với bức ảnh RAW, bạn có thể thỏa sức sáng tạo để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.
Tính năng lấy nét tự động
Trong môi trường ánh sáng yếu, máy ảnh có thể mất khả năng lấy nét tự động. Hiện tại, nhiều máy ảnh kỹ thuật số được trang bị đèn “hỗ trợ lấy nét tự động” ở phía trước máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn có điều này, hãy chắc chắn bạn bật nó trong môi trường thiếu sáng.
Sử dụng máy ảnh cảm biến lớn
Máy ảnh có cảm biến lớn rất hữu ích khi chụp ảnh thiếu sáng. Bạn sẽ thấy rằng chụp bằng máy ảnh cảm biến APS-C hoặc cảm biến Full-frame sẽ làm cho hình ảnh của bạn có ít nhiễu hơn so với máy ảnh PnS cơ bản.
Xem thêm: Chụp hình có chiều sâu và những kỹ thuật bạn cần nắm rõ
Chụp ảnh trong điều kiện tối
Khi chụp ảnh trong điều kiện tối, bạn cần:
Dùng chân máy và tính năng giảm rung
Khi phải sử dụng tốc độ màn trập thấp, không có biện pháp chống rung tốt như chân máy, bạn có thể đặt máy trên một bức tường, bàn hoặc ghế,… Chỉ cần một vị trí đặt máy ảnh chụp sản phẩm vững chắc, bạn có thể giảm thiểu tình trạng rung lắc khi chụp hình. Bạn có thể sử dụng chế độ hẹn giờ để không làm hình ảnh bị rung, nhòe khi bàn tay chạm vào màn hình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chế độ ổn định trên camera hoặc ống kính máy ảnh để hạn chế việc rung, lắc khi chụp. Tuy nhiên, chế độ này chỉ sử dụng được với ống kính tiêu cự trung bình và tốc độ thấp hơn 1/8 s.
Sử dụng các nguồn ánh sáng khác
Chụp hình mà không có flash, bạn hãy kết hợp các nguồn sáng có sẵn như đèn học, đèn pin… Ánh sáng của những thiết bị này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những bức hình lạ mắt, ấn tượng.
Điều chỉnh cân bằng trắng
Chụp hình trong nguồn sáng yếu, hình ảnh in ra có thể gặp phải vấn đề như thiếu các chi tiết, màu sắc ngả xanh hoặc cam. Do đó điều chỉnh cân bằng trắng là việc làm vô cùng cần thiết. Nhiếp ảnh gia có thể tùy chỉnh cân bằng trắng theo nhiệt độ Kelvin (K) ở mức 3000K-4000K tùy khung cảnh.
Sử dụng lấy nét bằng tay
Trong điều kiện tối, tính năng tự động lấy nét sẽ không hoạt động. Nếu chủ thể của bạn ở gần, hãy cố gắng sử dụng “AF Assist” trong máy ảnh để bắt nét tốt. Nếu đối tượng của bạn ở xa hơn, hãy thử sử dụng đèn pin chiếu sáng vào đối tượng và cho phép máy ảnh lấy nét. Nếu đối tượng của bạn ở xa hoặc bạn không có nguồn sáng hỗ trợ, bạn sẽ cần lấy nét thủ công vào đối tượng của mình.
Chụp ảnh đen trắng
Nếu không cài đặt cân bằng trắng phù hợp với điều kiện ánh sáng yếu, bạn có thể chuyển sang dạng ảnh đen trắng để khắc phục yếu điểm của màu sắc nếu chụp hình thiếu sáng.
Xem thêm: Kỹ thuật chụp ảnh đường phố ban đêm
Xử lý hình ảnh
Xử lý chụp ảnh thiếu sáng bằng các phần mềm chỉnh sửa giúp giảm nhiễu, tăng sáng cho ảnh khi chụp ISO cao. Khi chỉnh sửa ảnh, bạn có thể chuyển ảnh sang dạng đen trắng để tùy chỉnh độ tương phản, bóng đổ, độ sắc nét, ánh sáng … Tuy nhiên để có những bức hình ấn tượng, đẹp mắt, bạn cần đầu tư nhiều về kỹ thuật chụp ảnh đêm và thiếu sáng ngay từ đầu thay vì ỷ lại vào phần mềm chỉnh sửa.
Thử nghiệm và thực hành
Là một lính mới, làm chủ ánh sáng khi chụp hình là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên để nâng cao tay nghề, khắc phục những vấn đề về ánh sáng, bạn có thể bắt đầu bằng cách chụp các vật đứng im. Chụp vật thể đứng im khá dễ, không gây ra tình trạng nhòe hình như khi chụp chủ thể chuyển động. Sau khi thành thạo chụp ảnh thiếu sáng vật thể đứng im, bạn có thể thay đổi với việc thiết lập các thông số kỹ thuật khác nhau sau đó chụp thật nhiều hình với các góc máy khác nhau để đúc rút kinh nghiệm.
Bên cạnh những cách chụp ảnh thiếu sáng trong từng trường hợp cụ thể hơn, người chụp cũng cần chú ý đến cách chỉnh sửa chụp ảnh thiếu sáng để giúp bức hình trở nên ấn tượng và đẹp mắt hơn.
Cách sửa ảnh thiếu sáng
Bạn có thể chỉnh sửa ảnh thiếu sáng bằng các phần mềm chất lượng, nổi bật là Photoshop với một số công cụ cơ bản bao gồm Brightness / Contrast và Exposure
Brightness / Contrast
Brightness / Contrast là một công cụ chỉnh ánh sáng đơn giản và hiệu quả cho hình ảnh của bạn. Chức năng Brightness chủ yếu hướng đến chỉnh sửa tone màu trung bình cho ảnh, loại bỏ những điểm màu tối nhất.
Bước 1: Open > Mở File chứa ảnh cần chỉnh sửa.
Bước 2: Image > Adjustments > Brightness / Contrast.
Bước 3: Hộp thoại Brightness / Contrast xuất hiện. Chọn Preview để xem sự thay đổi khi chỉnh sửa thông số ảnh.
Bước 4: Chọn Auto để phần mềm tự động căn chỉnh độ sáng hoặc nếu bạn muốn chỉnh sửa thủ công có thể thay đổi 2 thanh trượt Brightness và Contrast.
- Brightness: điều chỉnh độ sáng tối cho các điểm màu trung tính..
- Contrast: điều chỉnh độ tương phản cho các chi tiết ảnh.
Exposure
Một chức năng tương tự với công cụ Brightness / Contrast chính là Exposur. Nhưng điểm khác biệt chính là Exposure sẽ tăng sáng tối cho tổng thể hình ảnh chứ không chỉ tác động đến tone màu trung tính như Brightness / Contrast.
Bước 1: Image > Adjustments > Exposure.
Bước 2: Điều chỉnh các thanh trượt trong hộp thoại Exposure để điều chỉnh sáng tối của ảnh, sau đó bấm OK.
- Exposure: +0.66 (khuyên điều chỉnh từ 0.4 đến 0.8 để tránh ảnh bị cháy sáng)
- Offset: +0.0296 (khuyên dùng từ 0.015 đến 0.03)
- Gamma Correction: 1.00
Xem thêm: 5 kỹ thuật chụp ảnh đường phố siêu đẹp nhiếp ảnh gia nên biết
Với những gợi ý chụp hình trên, Studio Việt Nam tin rằng bạn sẽ khắc phục được vấn đề chụp ảnh thiếu sáng. Chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu tuy khó nhưng đây cũng là thử thách giúp các nhiếp ảnh gia thể hiện bản lĩnh, trình độ của bản thân. Vậy nên để trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn đừng bỏ qua những cơ hội thực hành này nhé.
Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích khác liên quan về dịch vụ chụp ảnh, Studio Việt Nam sẽ là lựa chọn lý tưởng. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu đa dạng các kiến thức và đặc biệt hiểu rõ hơn về cách làm những hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp tại một studio uy tín, chất lượng.