Bật mí 5 loại ống kính máy ảnh và tiêu chí lựa chọn phù hợp nhất

Trang chủ - Thiết bị chụp ảnh - Bật mí 5 loại ống kính máy ảnh và tiêu chí lựa chọn phù hợp nhất

Ống kính máy ảnh là bộ phận gắn ở ngoài, dễ dàng tháo, lắp và thay đổi theo nhu cầu sử dụng. Có đa dạng các loại ống kính với nhiều mức tiêu cự khác nhau. Tìm hiểu và lựa chọn được một ống kính phù hợp sẽ giúp người dùng có được những bộ ảnh hoàn hảo như ý muốn.

Có bao nhiêu loại ống kính máy ảnh?

Ống kính máy ảnh tác động trực tiếp đến quá trình xử lý hình ảnh, giúp hội tụ ánh sáng về tấm phim hoặc cảm biến ảnh. Mỗi loại lens sẽ những đặc tính phù hợp với những yêu cầu chụp khác nhau. Thông thường, cách để phân biệt các loại ống kính máy ảnh chính là qua tiêu cự.

Ống kính trung bình (normal)

Normal (tiêu chuẩn) là một dạng ống kính với đặc tính quang học gần như giống với mắt người. Nói cách khác, các bức ảnh chụp với ống kính tiêu chuẩn tương đương với những gì chúng ta nhìn thấy ngoài thế giới thực tế.

Cấu tạo

Đây là lens có góc nhìn giống với mắt người nhất trong các loại ống kính máy ảnh. Ống lens normal có tiêu cự với độ dài tương đương với đường chéo của khung phim hoặc cảm biến của máy ảnh. Ví dụ với máy ảnh phim 35mm, kích thước của khung phim là 24mm x 36mm, đường chéo 43mm thì tiêu cự trung bình đạt từ 45mm – 55mm. 

ống kính máy ảnh
Ống kính normal có góc nhìn giống với mắt người nhất trong các loại ống kính máy ảnh (Ảnh: sưu tầm)

Đặc tính

Ống kính máy ảnh trung bình có tiêu chuẩn thông thường, mang lại cảm giác tự nhiên. Cụ thể nó có các đặc tính sau:

  • Thiết kế nhỏ gọn
  • Có thể tạo độ phân giải cao cho ảnh
  • Góc thu ảnh khoảng 45 độ
  • Giữ nguyên tỉ lệ của cảnh và chủ thể
  • Không gây ra tình trạng biến dạng nhiều của ảnh
  • Khẩu độ rộng khoảng f/1.4 hoặc f1.8
  • Có thể xóa phông

Ứng dụng

Ống kính normal được đánh giá là đa dụng khi có thể chụp được với tất cả các loại nhiếp ảnh. Nó có thể sử dụng cho chụp ảnh chân dung, đường phố, phong cảnh, đồ ăn,..

Ống kính góc rộng (wide-angle)

ống kính máy ảnh góc rộng là một trong những loại các nhiếp ảnh gia tin dùng bởi tầm nhìn rộng và khả năng “bắt trọn” được nhiều chi tiết.

Cấu tạo

Ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự nhỏ hơn ống kính normal, thông thường dài từ 40mm – 58mm. Khi sử dụng lens full frame gắn lên máy crop sẽ có khả năng mở góc nhìn lớn. Thông thường, nó được chia thành 3 loại: góc rộng, góc siêu rộng và góc cực siêu rộng.

ống kính máy ảnh
Ống kính rộng được chia thành 3 loại khác nhau (Ảnh: sưu tầm)

Đặc tính

Đối với ống kính máy ảnh góc rộng, khi góc chụp thay đổi nhỏ cũng có thể tạo sự khác biệt, thậm chí là biến dạng ảnh. Loại lens này bao gồm những đặc tính sau:

  • Góc thu ảnh từ 60 độ và lên đến 180 độ
  • Vùng ảnh doF sâu
  • Có thể tăng sự nổi bật cho chủ thể ở gần
  • Tạo sự khác biệt lớn giữa tiền cảnh và hậu cảnh
  • Đường chéo là yếu tố mạnh nhất trong góc nhìn của ống kính rộng
  • Dễ làm biến dạng ảnh, đặc biệt là chủ thể hình tròn, cạnh khung,..

Ứng dụng

Lens góc rộng Canon, Sony…là những thiết bị được các nhiếp ảnh gia ứng dụng nhiều trong chụp ảnh cảnh. Góc rộng đặc biệt phù hợp với nhiếp ảnh kiến trúc, phong cảnh,.. Khi sử dụng loại ống này, người chụp không cần phải di chuyển nhiều mà vẫn chụp được những bức ảnh toàn cảnh, thu được nhiều chi tiết nhất có thể cho khung hình của mình.

Ống kính tele (ống kính tiêu cự dài)

Nghe có vẻ lạ lẫm song Tele là “cái tên” nhiều nhiếp ảnh cần trang bị bởi khả năng chụp cận “siêu” chất. Trên thị trường hiện nay, loại ống kính này được chia ra thành 3 loại chính gồm:

  • Ống kính tele ngắn: Có tiêu cự trong khoảng từ 85mm – 135mm, thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi tác nghiệp ngoại cảnh trong thời gian dài
  • Ống kính tele trung bình: Độ dài tiêu cự trong khoảng từ 135mm – 300mm, kích thước lớn và nặng hơn tele ngắn
  • Siêu tele: Độ dài tiêu cự từ khoảng 300mm trở lên, kích thước lớn và nặng, vì vậy thường đi kèm với giá đỡ ba chân riêng.

Cấu tạo

Ống kính tele có độ dài tiêu cự lớn hơn ống normal. Cấu tạo của ống tele cho góc nhìn từ hẹp đến rất hẹp, nghĩa là nó khuếch đại những vật thể nhỏ trở nên lớn hơn. Nếu tiêu cự càng dài thì độ khuếch đại càng lớn và ngược lại.

ống kính máy ảnh
Ống kính tele có độ dài tiêu cự lớn hơn ống normal (Ảnh: sưu tầm)

Đặc tính

Ống kính tele có nhiều đặc tính thú vị như:

  • Thiết kế dài và nặng hơn những loại ống khác
  • Độ khuếch đại ảnh lớn
  • Vùng ảnh rõ mỏng
  • Có thể tách chủ thể và xóa phông
  • Khi tiêu cự càng lớn, chiều sâu ảnh sẽ càng giảm.

Ứng dụng

Ống kính tele có thể cho phép nhiếp ảnh gia chụp những đối tượng ở xa hoặc không dễ tiếp cận giống như chụp ảnh động vật, chụp thể thao hay thiên văn. Bên cạnh đó, Tele cũng được ứng dụng để chụp lại những chi tiết nhỏ, siêu nhỏ trong lĩnh vực chụp ảnh sản phẩm, kiến trúc, chân dung,…

Ống kính zoom (đa tiêu cự)

Zoom hay còn gọi là ống kính đa tiêu cự, cho phép người dùng có thể tuỳ chỉnh độ dài fx mà không cần thay lens. Đây là lý do mà Zoom được sử dụng phổ biến như hiện nay.

Cấu tạo

Ống kính zoom được ghép từ nhiều bộ hình thấu kính khác nhau. Tùy theo sự thay đổi khoảng tiêu cự mà nó được gọi là wide-zoom (khoảng ngắn); tele-zoom (khoảng dài) và zoom (từ ngắn đến dài). Khi sử dụng, người dùng có thể tự linh hoạt, thay đổi loại lens theo ý muốn.

ống kính máy ảnh
Người dùng có thể tự linh hoạt, thay đổi loại lens zoom theo ý muốn (Ảnh: sưu tầm)

Đặc tính

Ống kính zoom có các đặc tính sau:

  • Có thể cơ động nhiều khoảng tiêu cự, từ 18mm – 300mm
  • Khả năng zoom in hoặc zoom out ấn tượng.

Ứng dụng

Từ khả năng zoom hình ấn tượng, ống kính này được áp dụng nhiều trong chụp ảnh phong cảnh, chụp chân dung, thể thao,… Đặc biệt, nó còn có thể trở thành một ống kính viễn vọng sử dụng trong thiên văn học khi có độ phóng đại lớn, “thu” vào khung hình những chi tiết ở khoảng cách lớn.

Ống kính đặc biệt

Gọi là ống kính đặc biệt bởi chúng bao gồm cả ống kính Macro và Fisheye.

ống kính máy ảnh
Ống kính Macro đặc biệt khi có thể chụp ảnh ở cự li gần (Ảnh: sưu tầm)
ống kính máy ảnh
Ống kính Fisheye đặc biệt có thể bắt hình siêu rộng (Ảnh: sưu tầm)

Cấu tạo 

Ống kính đặc biệt được trang bị những hiệu ứng độc đáo, giúp bức ảnh trở nên đầy nghệ thuật. Macro thiết kế một tiêu cự (thường là 50mm, 60mm, 90mm, 100mm, 105mm hay 200mm) với khả năng canh nét khoảng cách gần (từ vài cm) tạo nên hình ảnh có độ nét cao. Trong khi đó, Fisheye hay còn được gọi là góc siêu rộng “theo đuổi” tầm nhìn toàn cảnh hoặc ảnh có hình cầu đặc biệt, tạo ra hình ảnh mắt cá toàn khung với trường nhìn lên đến 180 độ mà các dòng ống kính tiêu chuẩn thông thường không thể làm được.

Đặc tính

Đối với ống kính Macro:

  • Có thể lấy nét ở khoảng 1cm đến vô cực
  • Tỷ lệ phóng đại ở cự ly gần là 1:2, 1:1 đến 10:1 hoặc thậm chí 20:1
  •  Độ sâu trường ảnh hẹp (vùng bắt nét nhỏ).

Đối với ống kính Fisheye:

  • Có tiêu cự dưới 20mm, thường chỉ ở mức 8mm, 10mm, 15mm (quy đổi trên máy phim 35mm)
  • Gây ra tình trạng méo hình. Tiêu cự càng nhỏ thì độ méo càng lớn
  • Có thể bẻ các đường thẳng thành cong và ngược lại.

Ứng dụng 

Ống kính Macro được ứng dụng nhiều trong chụp ảnh sản phẩm, chụp động vật,.. đặc biệt là những vật thể bé. Đối với Fisheye, nó được dùng nhiều trong nhiếp ảnh thiên văn, thể thao hay những bức ảnh đời thường thú vị, hài hước,…

5 ống kính máy ảnh trên không chỉ sử dụng để chụp ảnh mà còn là những lens quay phim chất lượng. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau. Người dùng cần tìm hiểu chi tiết trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Ngoài ra, chọn lens máy ảnh chất lượng còn dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có những tiêu chí cơ bản mà “dân trong ngành” luôn chú trọng.

Các tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn ống kính máy ảnh

Việc tìm kiếm một loại lens phù hợp đặc biệt quan trọng, nó sẽ giúp người chụp dễ dàng có được những bức hình ưng ý. Khi lựa chọn, cần phải lưu ý đến cấu tạo ống kính máy ảnh, cụ thể là về tiêu cự, khẩu độ, chống rung,..

Tiêu cự

Tiêu cự là khoảng cách giữa quang tâm đến tiêu điểm, thể hiện góc nhìn trong ống kính. Đây chính là con số nằm trước vạch mm. Cảm biến của máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những con số này. Nếu số càng nhỏ thì góc nhìn càng rộng, ảnh thu được nhiều và ngược lại. Cần phải lưu ý thêm, nếu ống kính hiển thị 2 đầu số như 18 – 15mm thì là lens zoom. Nếu là một thì là cố định, không thể thay đổi.

ống kính máy ảnh
Nếu số càng nhỏ thì góc nhìn càng rộng, ảnh thu được nhiều và ngược lại (Ảnh: sưu tầm)

Khẩu độ

Khẩu độ thể hiện ánh sáng lớn nhất mà ống kính có thể thu được. Hay chính xác, đây là độ mở của lens. Ví dụ như với ống 18 – 50/F2.8 thì tiêu cự sẽ đạt 18 – 50mm và độ mở lớn nhất là F2.8. 

Độ mở được bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài FX là phổ biến nhất thì còn có f/X, 1:X,.. Nếu X càng nhỏ thì ống kính máy ảnh càng mở lớn, thu nhiều ánh sáng hơn và ngược lại.

ống kính máy ảnh
Nếu X càng nhỏ thì ống kính càng mở lớn, thu nhiều ánh sáng hơn và ngược lại (Ảnh: sưu tầm)

Chống rung hình ảnh

Mức độ chống rung hình ảnh rất quan trọng khi chọn mua lens. Bởi vì yếu tố này hoàn toàn liên quan trực tiếp đến độ rõ nét của hình ảnh. Nó hoạt động dựa trên cơ chế tốc độ màn trập đóng chậm (trong môi trường thiếu sáng) để giảm độ mờ nhòe. Bạn cũng có thể mua thêm thiết bị chống rung camera để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt hơn.

ống kính máy ảnh
Tính năng này sử dụng cơ chế tốc độ màn trập đóng chậm để giảm mờ, nhòe (Ảnh: sưu tầm)

Hiện tại, có nhiều hãng máy ảnh trang bị chức năng này với những tên gọi khác nhau, ví dụ như:

  • Sony: Super Steady Shot – SSS với Alpha và Optical Steady Shot – OSS với Nex
  • Canon: Image Stabilization – IS
  • Nikon: Vibration Reduction – VR
  • Sigma: Optical Stabilization – OS

Định dạng cảm biến

Hầu hết các dòng máy ảnh DSLR đều sử dụng hệ cảm biến APS-C với kích thước 24 x 16mm. Hiện tại, các hãng sản xuất lớn đều đã trang bị APS-C nên người mua có thể yên tâm lựa chọn. Ví dụ như: Sony – DT; Canon – EF-S; Nikon – DX,..

ống kính máy ảnh
Các hãng lớn đều trang bị APS-C như: Sony – DT; Canon – EF-S,.. (Ảnh: sưu tầm)

Ngàm ống kính

Ngàm ống kính máy ảnh là chốt khóa khi lắp lens vào máy ảnh. Nó thể hiện cho sự tương thích của ống kính với máy ảnh. 

Thông thường, mỗi thương hiệu thường sẽ sản xuất một loại ngàm riêng nên cần phải lưu ý chọn đúng. Ví dụ như lens Canon không thể lắp vào body Sony hay tương tự,.. Tuy nhiên, nếu muốn, người dùng vẫn có thể sử dụng ngàm chuyển đổi để kết nối.

ống kính máy ảnh
Người dùng có thể sử dụng đồng bộ hoặc dùng ngàm chuyển đổi để kết nối (Ảnh: sưu tầm)

Lấy nét tự động

Lấy nét tự động rất hữu ích, đặc biệt là với người mới sử dụng máy ảnh. Thông thường sẽ 3 cách để bắt nét tự động:

  • Screwdriver: Đây là cách lấy nét của những dòng máy cũ, sử dụng motor bắt nét trên body
  • Micro Motor: Lấy nét bằng cách sử dụng motor nhỏ ở phía trong. Loại lens có tính năng này có giá thành khá rẻ
  • Ultrasonic:  Bắt nét bởi motor siêu âm. Đây là tính năng đặc biệt dành cho những ống kính cao cấp, nó giúp bắt nét tốt nhưng không gây tiếng ồn.
ống kính máy ảnh
Chế độ lấy nét tự động đặc biệt hữu ích cho người mới (Ảnh: sưu tầm)

Chất lượng ống và khả năng thích nghi với thời tiết

Những loại ống kính máy ảnh đắt tiền chắc chắn sẽ mang lại chất lượng tốt. Ngoài tính năng lấy nét, zoom hình,.. thì việc có thể chống lại những bất lợi thời tiết là điều mà người dùng nên đầu tư. Nó sẽ giúp bảo vệ khỏi bụi bẩn, nước mưa,.. làm tăng tuổi thọ của lens.

ống kính máy ảnh
Khả năng chống bụi bẩn, nước,.. làm tăng tuổi thọ của lens (Ảnh: sưu tầm)

Như vậy, với các tiêu chí trên người dùng có thể căn cứ vào và tự mình chọn được dòng ống kính tốt nhất. Ngoài ra, hãy xem xét mục đích, điều kiện sử dụng để chọn được mẫu lens ưng ý. Đặc biệt là các newbie khi tìm mua ống kính máy ảnh sẽ có các điểm quan trọng sau cần chú ý:

  • Ống có tiêu cự 50mm khẩu độ f/1.8 được đánh giá phù hợp với trường hợp chụp ảnh thiếu sáng, chụp chân dung hoặc chụp thú cưng
  • Ống góc rộng nên dùng để chụp phong cảnh, sống ảo hay các chuyến du lịch
  • Nếu cần chụp đối tượng ở xa, vận động liên tục như vận động viên, động vật, xe cộ,… ống kính tele sẽ là gợi ý tuyệt vời

Hiện nay, các hãng sản xuất ống kính máy ảnh đa dạng với những phân khúc khác nhau tiêu biểu như Canon, Panasonic, Nikon, Leica,… Bạn đừng quên tham khảo kỹ giá thành, những thông số và ưu điểm – hạn chế từng loại để chọn cho mình loại phù hợp nhất. Đồng thời người dùng nên biết các thao tác như vệ sinh lens, cách sửa máy ảnh bị kẹt ống kính… trong quá trình sử dụng để đảm bảo chất lượng máy tốt hơn trong quá trình sử dụng

Ống kính máy ảnh là “con mắt thần” không thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng hình ảnh. Hiện nay, có hàng trăm loại lens từ cơ bản đến cao cấp, đáp ứng được nhiều nhu cầu nhiếp ảnh khác nhau. Ngoài mức giá, người dùng nên tìm hiểu thêm về các đặc tính khác của nó để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhất. 

Đầu tư thiết bị chụp ảnh là điều quan trọng để nâng cao chất lượng hình ảnh. Đó cũng là cách hay để bạn nâng cao “tay nghề” của mình. Song nếu bạn có dự định phát triển kỹ năng chụp cũng như cập nhật thêm nhiều “thủ thuật” hay trong sản xuất hình ảnh nói chung và lens nói riêng, hãy truy cập Studio Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, tinh thần sáng tạo và nhiệt huyết nhất định sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích thường xuyên và chi tiết nhất.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email