Chia sẻ 5 quy tắc để set up bố cục chụp ảnh đồ ăn hút mắt nhất

Trang chủ - TIPS CHỤP ẢNH - Chia sẻ 5 quy tắc để set up bố cục chụp ảnh đồ ăn hút mắt nhất

Bố cục chụp ảnh đồ ăn là yếu tố luôn được ekip chụp ảnh đặc biệt quan tâm khi chụp hình món ăn. Nếu muốn có một bộ ảnh hoàn hảo thì các quy tắc về bố cục là những kiến thức mà người cầm máy cần phải nắm rõ.

Một hình ảnh đẹp, sáng tạo, mang nhiều ý nghĩa sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Có nhiều nhân tố tạo nên một bức ảnh đồ ăn chất lượng như màu sắc, phông nền, ánh sáng, chi tiết trang trí,.. Trong đó, bố cục là tiền đề quan trọng giúp tăng sự thành công cho bức ảnh.

 Bố cục chụp ảnh đồ ăn
Bố cục là tiền đề xây dựng nên sự thành công cho bức ảnh

Bố cục chụp ảnh là cách bố trí các đối tượng hoặc yếu tố trong khung hình sao cho phù hợp với ý tưởng của người chụp. Có nhiều quy luật bố cục khác nhau mà ekip chụp có thể lựa chọn để ứng dụng vào concept đã đề ra.

Quy tắc ⅓

Quy tắc 1/3 là vật thể được đặt ở góc 1/3 so với toàn bộ khung hình. Cụ thể, khi một bức ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau, sẽ xuất hiện 4 điểm giao nhau giữa các đường cắt. 4 điểm này chính là các vị trí hoàn hảo để đặt đối tượng chính muốn chụp vào trong khung hình. Đây là quy tắc phổ biến, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

bố cục chụp ảnh đồ ăn
Quy tắc 1/3 là vật thể được đặt ở góc 1/3 so với toàn bộ khung hình

Công dụng

Bố cục chụp ảnh đồ ăn ⅓ được ưu ái gọi là “tỷ lệ vàng” của mỗi bức ảnh nghệ thuật. Bởi nó mang lại sự hài hòa, tự nhiên cho đối tượng đặt và tổng thể khung hình. Đặc biệt, trong lĩnh vực đồ ăn, khi áp dụng quy tắc này sẽ giúp bức ảnh trông “ngon mắt”, hấp dẫn hơn nhiều.

 Bố cục chụp ảnh đồ ăn
Sử dụng quy tắc 1/3 giúp bức ảnh trông “ngon mắt”, hấp dẫn hơn

Việc căn chỉnh đối tượng ở những “điểm vàng” sẽ tạo sức nặng cho bức ảnh. Điều này làm tăng sự thú vị, bắt mắt hơn khi người chụp căn góc cho chủ thể nằm ở trung tâm. 

Quy tắc hình tam giác  

Bố cục chụp ảnh đồ ăn hình tam giác là cách áp dụng các đặc điểm, tính chất riêng biệt của hình tam giác trong hình học. Cụ thể, nó gồm 3 góc với tổng bằng 180 độ. Mỗi cạnh của hình là một đường dẫn, nó hướng mắt người nhìn đến đối tượng chính của bức ảnh.

bố cục chụp ảnh đồ ăn
Mỗi vật thể được đặt tại 1 góc của tam giác, tạo đường dẫn cho mắt người nhìn  

Khác với quy tắc ⅓ khi đối tượng đặt ở 1/3 khung ảnh thì với quy tắc tam giác, người chụp cần tính toán thêm các đường dẫn, điểm trọng tâm, đường phân chia,.. để có thể làm nổi bật chủ thể nhất.

Công dụng 

Quy tắc này khi kết hợp với các đường dẫn trong khung hình sẽ tạo sự hấp dẫn, kịch tính cho bức ảnh. Bởi, hình tam giác luôn là biểu tượng cho sức mạnh, sự bí ẩn.

Việc áp dụng bố cục tam giác vào trong hình ảnh là một cách thông minh để hợp nhất, gắn kết các đối tượng lại với nhau. Từ đây có thể tạo hiệu ứng chuyển động, kết nối độc đáo cho khung hình. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp mắt người xem dễ dàng tập trung vào chủ thể.

Quy tắc khoảng trống

Khoảng trống (không gian âm) là một vùng khoảng không gian trống khi set up các đối tượng. Trong nhiếp ảnh, nó được xem là khoảng thở của khung hình, giúp lột tả ấn tượng về chủ thể.

Công dụng

Khi chụp những bức ảnh cận cảnh, đặc biệt là món ăn, nếu set up quá nhiều đạo cụ sẽ tạo nên sự rối mắt. Người xem sẽ cảm thấy sự ngột ngạt, khó chịu với một bức ảnh ít hoặc không có khoảng trống. Bởi vậy, việc áp dụng quy tắc này đặc biệt cần thiết.

bố cục chụp ảnh đồ ăn
Tạo khoảng trống trong khung hình để người xem không cảm thấy ngột ngạt

Sử dụng quy tắc khoảng trống giúp chủ thể trở nên nổi bật, dễ tiếp cận với người xem. Bên cạnh đó, bức ảnh sẽ trở nên hài hòa, đẹp mắt hơn. Đôi khi, đây còn là ưu điểm để người chụp có thể tận dụng để kể nên những câu chuyện hấp dẫn của mỗi món ăn.

Với những bức ảnh thể hiện về chi tiết hay những nguyên, vật liệu của món ăn, ekip chụp có thể set up nhiều đạo cụ hơn. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những khoảng trống cần thiết để đảm bảo tính chuyên nghiệp cho bộ ảnh.

Quy tắc đường dẫn

Quy tắc đường dẫn (Leading lines) là một kỹ thuật bố cục chụp ảnh đồ ăn với các hình dạng đường thẳng khác nhau. Ngoài ra, đường dẫn không nhất thiết phải có hình dáng thẳng song song mà nó có thể là đường chéo, cong hoặc lượn sóng,..

bố cục chụp ảnh đồ ăn
Quy tắc đường dẫn (Leading lines) là một kỹ thuật bố cục chụp ảnh đồ ăn với các hình dạng đường thẳng khác nhau

Trong chụp ảnh với đồ ăn, để áp dụng quy tắc này, người chụp cần tưởng tượng các đường dẫn trong khung hình, sau đó sắp xếp các đối tượng theo đường chéo.

Công dụng

Thông thường, khi nhìn vào một hình ảnh về đồ ăn, người xem dễ bị thu hút bởi các đường nét có trong đó. Những đường thẳng này sẽ hướng ánh nhìn tới một điểm ảnh cụ thể, đồng thời tạo hiệu ứng mạnh mẽ. Đây là yếu tố có tác dụng chỉ dẫn mắt người chú ý đến chủ thể chính trong bức hình.

Khi chụp, cần lưu ý căn các đường dẫn luôn hướng đến chủ thể chính, đồng thời hướng sự chú ý của người nhìn. Để sử dụng kỹ thuật bố cục này hiệu quả, hãy đặt chủ thể của mình ở nơi các đường hướng hoặc hội tụ. 

Đặt hậu cảnh đối lập với món ăn

Phông nền hay background là một trong những yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh. Với chủ thể là các món ăn, việc áp dụng những phông nền đối lập, sáng tạo sẽ tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho bức hình. 

Muốn có hậu cảnh đối lập, đội ngũ ekip có thể set up màu sắc, không gian, bố cục trái ngược so với món ăn. Đặc biệt, lựa chọn các cặp màu sắc đối nghịch như trắng – đen, xanh lá – đỏ, xanh dương – cam,.. sẽ mang đến sự nổi bật, ấn tượng cao.

bố cục chụp ảnh đồ ăn
Chọn những cặp màu có sự đối lập cao để làm điểm nhấn cho bức ảnh

Ngoài ra, người chụp có thể sáng tạo hơn với các bối cảnh ngoài trời. Bức ảnh được chụp với không gian thiên nhiên sẽ tràn đầy màu sắc, ánh sáng. Từ đó, món ăn trở nên đầy tươi mới, sinh động hơn.

Xem thêm: 3 lý do doanh nghiệp cần chụp ảnh sản phẩm đồ ăn chuyên nghiệp

Kể chuyện qua bố cục chụp ảnh đồ ăn

Mỗi bức ảnh đều là công cụ để doanh nghiệp truyền tải thông tin về món ăn, thương hiệu. Nó sẽ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nếu bạn biết cách kể chuyện qua hình ảnh.
Có nhiều cách để tạo ra một câu chuyện trong hình ảnh:

  • Bày trí bố cục chụp ảnh đồ ăn trong khung cảnh nhà hàng lịch sự, sang trọng
  • Chụp lại khoảnh khắc thức ăn vừa được đưa ra khỏi lò, nồi, chảo…
  • Cận cảnh thức ăn đang được nấu bởi đầu bếp hoặc đang được đưa ra phục vụ bởi nhân viên
  • Sắp xếp background cùng nguyên liệu thể hiện món ăn vừa mới được nấu
bố cục chụp ảnh đồ ăn
Cận cảnh thức ăn đang được nấu bởi đầu bếp hoặc đang được đưa ra phục vụ bởi nhân viên

Bố cục chụp ảnh đồ ăn lặp lại

Bố cục lặp (Repetition) là cách sắp xếp lặp đi lặp lại một góc nhìn hoặc chủ đề trong hình ảnh. Bố cục tạo ra hoa văn độc đáo, kích thích thị giác của khách hàng. Chìa khóa để tạo ra hiệu ứng tốt nhất là sử dụng chính sản phẩm làm hoa văn.

Repetition là loại bố cục chụp ảnh đồ ăn đơn giản, dễ thực hiện. Nó hoàn toàn là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn đang “bế tắc” về bố cục hay kỹ thuật tạo hình cho ảnh. Tuy nhiên, cần phải xem xét kiểu chụp có phù hợp với concept, phong cách mà bộ ảnh đang hướng tới không.

 

Sử dụng nhiều layer trong bức ảnh

Layer là từ dùng để chỉ các lớp, mảng được đặt lên nhau, thành một thể nhất định. Thông thường, một ảnh sản phẩm cần tối thiểu 3 layer để đẹp nhất. Mỗi phụ kiện decor chụp ảnh đồ ăn cùng với sản phẩm sẽ được tính là một layer. Trong đó, các layer trong món ăn (thành phần) sẽ không được tính.

Ví dụ: Bát bún là một layer, tiếp đến là tấm tre đan, miếng vải, bát nước mắm, bát lạc…

bố cục chụp ảnh đồ ăn
Một ảnh sản phẩm cần tối thiểu 3 layer để đẹp nhất

Cách sử dụng layer trong ảnh hiệu quả:

  • Layer xuất hiện trong ảnh cần có tác dụng, không xếp quá nhiều layer nếu không có ý nghĩa
  • Tận dụng layer để che bớt khuyết điểm của sản phẩm
  • Lựa chọn layer giúp khơi gợi cảm xúc người xem, tránh gây mất tập trung

Ở trên là 5 quy tắc set up bố cục chụp ảnh đồ ăn mà các cá nhân, chủ nhà hàng có thể áp dụng. Bên cạnh đó, nếu muốn bộ hình đặc sắc hơn, hãy tham khảo chụp tại những studio uy tín, chất lượng.

Hiện tại Studio Việt Nam là một trong những địa chỉ chụp ảnh đa dạng, chuyên nghiệp tại Hà Nội. Đơn vị này cung cấp đầy đủ các dịch vụ chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh thời trang, chụp ảnh profile, chụp ảnh kiến trúc,.. Trong đó, Studio Việt Nam có thế mạnh đặc biệt với lĩnh vực chụp ảnh món ăn.

 Bố cục chụp ảnh đồ ăn
Studio Việt Nam có thế mạnh đặc biệt với lĩnh vực chụp ảnh món ăn

Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ ekip giàu năng lực, kinh nghiệm cùng dịch vụ chuyên nghiệp, Studio Việt nam hứa hẹn là nơi để gửi gắm những bộ ảnh đồ ăn chất lượng cao, giá trị sử dụng rộng rãi. 

Phương pháp set up bố cục chụp ảnh đồ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiếp ảnh ẩm thực. Nếu biết cách áp dụng 5 quy tắc trên cùng với kỹ thuật chụp phù hợp, đội ngũ ekip sẽ có được chiếc “chìa khóa” mở ra sự thành công cho mỗi bộ ảnh của riêng mình.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Picture of Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email