Có thể nói đã là nhiếp ảnh gia thì đủ hiểu chụp ảnh sự kiện đòi hỏi khó đến mức nào. Nếu là dân không chuyên, chưa có kinh nghiệm thì rất khó để có được những bức hình đẹp nhất. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu 10 kỹ năng chụp ảnh sự kiện về các yếu tố kỹ thuật mà Nhiếp ảnh gia nào cũng nên trang bị.
Hướng dẫn chuẩn bị chụp ảnh sự kiện hiệu quả
Hướng dẫn chụp ảnh sự kiện chất lượng dù là chụp ảnh sự kiện công ty, chụp ảnh sự kiện nhà hàng,… trước hết ekip thực hiện cần có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Điều này giúp bạn đảm bảo tiến độ thời gian cũng như các yêu cầu từ phía khác hàng dù “khó tính” nhất.
Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng
Nắm chắc thông tin về sự kiện là việc đầu tiên mà người thực hiện cần chú ý. Trước hết, để có plan hoàn chỉnh, bạn cần hiểu rõ về lĩnh vực, mục đích tổ chức sự kiện, đơn vị thực hiện, quy mô, dàn khách mời tham gia, vị trí từng khu vực,…
Điều này sẽ giúp planner lên nội dung phù hợp cho buổi làm việc. Đừng quên “note” ra các đầu mục về phong cách chụp, chụp cái gì – khoảnh khắc nào, nhân vật cần đưa vào khung hình,… đồng thời dự trù số lượng ảnh, màu sắc, những vị trí nhân sự tham gia,… Tất cả hướng hiệu suất và hiệu quả công việc tốt nhất.
Kiểm tra cẩn thận trước khi đến sự kiện
Nếu bạn vội vàng đến sự kiện sớm nhưng lại không kiểm tra thiết bị chụp ảnh mang theo, đó là sai lầm rất lớn. Hướng dẫn chụp ảnh sự kiện không chỉ là yếu tố kỹ thuật mà còn là rèn luyện cho bạn tính tỉ mỉ cẩn trọng. Thế nên, việc đầu tiên trước khi bạn đi chụp ảnh sự kiện là hãy kiểm tra kỹ “đồ nghề” của mình đầy đủ các thiết bị như máy ảnh, ống kính, chân máy, pin dự phòng, thẻ nhớ trống,…
Hãy đến trước giờ diễn ra sự kiện 30 phút
Hướng dẫn chụp ảnh sự kiện đầu tiên là nguyên tắc, sự chỉn chu trong công việc và biết trân trọng thời gian của mình cũng như khách hàng. Vì vậy, muốn thành công khi chụp ảnh sự kiện bạn cần biết đến sớm. Tốt nhất là đến sớm hơn 30 phút còn tối thiểu là 15 phút.
Đến sớm không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn giúp bạn hình dung ra không gian nơi diễn ra sự kiện, từ đó có thể tư duy thêm những cách chụp phù hợp và thiết bị phù hợp.
Việc đến sớm cũng sẽ giúp các bạn chụp ảnh sự kiện đẹp hơn khi mà có thời gian để căn chỉnh lại máy, cài đặt chế độ, ánh sáng,… đảm bảo phù hợp với không gian nơi diễn ra sự kiện. Bên cạnh đó bạn cũng có cơ hội ghi lại những hình ảnh đắt giá trong quá trình chuẩn bị sự kiện, đón tiếp khách mời, phần mở màn,… cho bộ ảnh của mình.
Biết bấm máy lúc nào?
Trong các bài học hướng dẫn chụp ảnh sự kiện chuyên nghiệp luôn có nguyên tắc “bất di bất dịch” là “lúc nào nên bấm”. Khác với việc sắp xếp vị trí, bối cảnh, không gian chủ động, chụp ảnh sự kiện người chụp sẽ bị động. Vì vậy bấm máy lúc nào là điều quan trọng cần chú ý.
Thông thường ảnh sự kiện chụp 100 ảnh thì có thể chỉ dùng được khoảng 20. Đó là chuyện bình thường vì thực tế những chủ thể trong bức hình bạn không thể tác động. Khi mà có đến vài chục người trong khuôn hình, bạn sẽ rất khó lấy được khoảnh khắc đẹp của tất cả. Vậy nên hãy chú ý đến những gương mặt tiêu biểu và bấm máy lúc họ đẹp nhất. Bạn cũng nên dựa vào timeline chương trình để biết được thời điểm quan trọng để bấm máy.
Với các thông tin chuẩn bị trong hướng dẫn chụp ảnh sự kiện trên sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần và đủ khi tác nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao tính chuyên nghiệp, một số kỹ thuật chụp sau bạn cần ghi nhớ.
Xem thêm: Những nguyên tắc chụp ảnh sự kiện cần biết cho người mới bắt đầu
Kỹ thuật chụp tại sự kiện chuyên nghiệp
Một trong những điều mà khách hàng quan tâm đó là chất lượng hình ảnh. Bên cạnh tác phong, kỹ thuật chụp là yếu tố chính mà bất kỳ ekip nào cũng cần chú trọng đầu tư, phát triển. Đặc biệt khi chụp trong điều kiện đặc thù như sự kiện sẽ có một số lưu ý sau:
Tốc độ màn trập của máy ảnh
Kỹ năng chụp ảnh sự kiện của bạn đòi hỏi bạn phải biết tốc độ màn trập của máy ảnh mà mình dùng. Một bức ảnh có độ nét tốt hay không thì yếu tố này cũng sẽ là một phần quyết định.
Ví dụ, khi chụp hình sự kiện, bạn chụp đối tượng là những người tham gia sự kiện đang di chuyển liên tục, bạn nên tăng tốc độ chụp từ 1/100 lên 1/400 là bạn sẽ thấy sự khác biệt khi chụp chuyển động.
Tìm hiểu khẩu độ ống kính
Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều giúp ảnh đỡ bị nhiễu hạt và rung, mờ khi thiếu sáng nên tốc độ chụp giảm. Thế nhưng không phải lúc nào cũng nên mở khẩu độ tối đa đâu nhé. Vì thực tế, có một số ống kính không nét căng tại khẩu lớn nhất, đây là kỹ năng chụp ảnh sự kiện mà nhiếp ảnh gia hoạt động trong lĩnh vực này nên tìm hiểu.
ISO – độ nhạy sáng của máy ảnh
Đây là một trong 3 yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh mà kỹ năng chụp ảnh sự kiện cần có. Thông thường ISO thấp nhất từ 50-200 và cao nhất có thể lên tới 256.000 ở các dòng máy hiện nay. Nếu điều kiện ánh sáng tốt bạn có thể để ISO thấp nhất và ngược lại.
Cân bằng trắng WB
Ở nhiệt độ 1000 thì nó sẽ có màu đỏ cam và càng tăng lên nó chuyển từ từ sang màu vàng rồi xanh lá rồi xanh dương… Nó được tính bằng nhiệt độ K (kelvin) và nằm trong khoảng từ 1000-> 10.000.
Tùy theo điều kiện ánh sáng cụ thể mà các bạn căn chỉnh cân bằng trắng WB cho phù hợp.
Phơi sáng
Thực ra phơi sáng là là khoảng thời gian để lượng ánh sáng đi vào cảm biến, liên quan đến tốc độ màn trập. Thời gian phơi sáng trung bình từ 1 giây đến 30 giây, nhiều người sẽ phơi sáng lâu hơn 30 giây. Phơi sáng nhiều sẽ ảnh hưởng đến cảm biến nên người chụp cần cân nhắc. Đây là kỹ năng chụp ảnh sự kiện bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn trên thiết bị của mình.
Tiêu cự của ống kính
Các loại ống kính gồm ống góc siêu rộng nhỏ hơn 21mm trong đó có lens mắt cá 8mm, các lens này chụp kiến trúc hay kỷ yếu lấy hiệu ứng lạ.
Tiếp theo là Tiêu cự tele trung bình từ 70-135mm dùng để chụp ảnh sản phẩm, chân dung. Rồi góc rộng tiêu cự từ 21-35mm dùng để chụp phong cảnh. Tiêu cự chuẩn là 35-70mm dùng để chụp đời thường, phóng sự, chân dung. Ống kính siêu tele tiêu cự lớn hơn 135mm.
Xem thêm: Bật mí 5 loại ống kính máy ảnh và tiêu chí lựa chọn phù hợp nhất
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh có thể nói là độ xóa phông của ống kính, xóa phông càng nhiều thì DOF càng mỏng. Vì vậy khi chụp bạn ưu tiên tốc độ chụp cao lên và có thể tăng ISO nếu được. Khi chụp phong cảnh bạn nên khép khẩu xuống tầm F/8 hoặc nhỏ hơn.
Chế độ đo sáng
Một trong những điều cần quan tâm khi chụp ảnh sự kiện là các bạn cần căn chỉnh chế độ đo sáng phù hợp. Máy hỗ trợ các chế độ đo sáng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích để đưa ra các kiểu đo sáng phù hợp.
Các chế độ lấy nét trên ảnh
Ở máy ảnh có nhiều chế độ lấy nét khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và số lượng người chụp khi chụp ảnh sự kiện mà các bạn chọn chế độ lấy nét cho phù hợp.
Các chế độ trên máy ảnh DSLR
Có 3 chế độ được sử dụng nhiều nhất đối với máy ảnh này là, chế độ A (u tiên khẩu độ) dùng khi chụp sự kiện, đám cưới, tiệc tùng… M (Chỉnh tay hoàn toàn) dùng khi chụp ảnh nội thất, kiến trúc và Auto (tự động hoàn toàn) khi bạn cho người quen mượn máy và chụp phong cảnh.
Chụp các bức ảnh có chuyển động
Những bức ảnh chuyển động tạo tính tự nhiên và khắc hoạ rõ nét “tinh thần” của sự kiện. Hãy chú ý ghi được những khoảnh khắc quan trọng nhất vào khung hình để bộ ảnh thêm sinh động, hấp dẫn hơn bên cạnh những shoot được bố trí sẵn.
Chụp nhiều ảnh đơn, nhóm nhỏ cho khách mời
Bên cạnh các ảnh chụp tập thể, những bức ảnh đơn hoăc nhóm nhỏ sẽ như “làn gió” mới tạo sự đa sắc màu của bộ ảnh. Vì vậy, đừng quên ghi lại những khoảnh khắc, hoạt động hay thậm chí biểu cảm đẹp từ họ để album ảnh thêm phần sinh động hơn.
Sắp xếp khung hình
Hãy đảm bảo một số nguyên tắc về các loại bố cục trong nhiếp ảnh như: Trung tâm, đối xứng, đường chéo, bố cục ⅓,… Bên cạnh đó nhiếp ảnh gia cũng cần phân chia các mảng chính và phụ rõ ràng nhằm đảm bảo tính hài hoà từng chi tiết. Đừng quên áp dụng nhiều góc chụp từ toàn ảnh, trung cảnh, cận cảnh đến đặc tả để gia tăng tính sinh động cho bộ ảnh.
Xử lý kỹ thuật
Trong một số trường hợp thiết bị hỏng dẫn đến không đảm bảo yêu cầu hình ảnh, một số cách xử lý sau bạn có thể tham khảo:
Trường hợp đèn flash có TTL tự động
Thông thường với flash có TTL tự động thì máy sẽ tự đo sáng phù hợp với điều kiện ánh sáng và môi trường. Nhiệm vụ của người thực hiện là hãy để chế độ ưng ý như chế độ A ưu tiên khâu hoặc chế độ ưu tiên tốc độ hay chế độ M. Dù là thiết lập như nào thì đèn cũng đã được đồng bộ với máy ảnh giúp bạn không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp nhất tại sự kiện.
Trường hợp có chế độ flash nhưng không có TTL
Trong sự kiện ánh sáng thay đổi liên tục, phức tạp, cách hay là hãy chuyển flash sang chế độ M (Manual). Ngoài ra, khi sử dụng đèn flash chụp ảnh thì bạn nên dùng ống kính có tiêu cự đa dạng và thông thường sẽ từ 18 – 200mm.
Để tránh tình trạng ảnh chụp người bị nhoè mờ, tiêu cự nên ở mức nhỏ nhất. Để chụp nét đều nhiều người, tiêu cự tầm trên dưới F/5và tuỳ hoàn cảnh ISO nên ở tầm 800 – 3200 là phù hợp mặt người quá sáng và phông nền bị tối, đen.
Tip nhỏ là hãy sử dụng thêm miếng hắt tản sáng tầm 45 – 90 độ lên trần nhà hoặc miếng tay gấu để ánh sáng được đều và mềm mại, tránh hiện tượng loang lổ khi chụp ảnh.
Trường hợp flash hết pin, bị hỏng hoặc quên mang theo
Hãy tận dụng khả năng chống rung từ ống kính, nhất là ở mức 1/15 giây. Còn với ống kính thông thường, bạn có thể để tốc độ ở mức tối thiểu 1/80 giây hoặc lớn hơn nhằm hạn chế rung hoặc làm nhoè và mờ đi do di chuyển trong quá trình chụp. Tuỳ vào thiết bị mà tăng ISO lên một mức phù hợp cũng là cách để bạn tránh tình trạng bệt và nhiễu.
Mở khẩu tối đa thì khẩu độ sẽ làm bức ảnh bị xóa phông. Vì vậy, nên mở khẩu độ ở mức vừa đủ hoặc bạn có thể chụp xa chủ thể.
Khâu xử lý hậu kỳ
Số lượng ảnh của một buổi chụp sự kiện không phải con số nhỏ, có khi lên đến hàng nghìn ảnh. Ngoài việc chọn và xử lý chất lượng hình ảnh thì thời gian cũng đóng vai trò quan trọng. Khách hàng luôn cần có ảnh trong thời gian sớm nhất có thể. Vì vậy, bạn nên thông báo chính xác về tiến độ và thời gian, tốt nhất là hãy làm sao “trả” ảnh cho khách càng sớm càng tốt. Đặc biệt không được trễ hẹn.
Không giống như việc chụp ảnh người mẫu, chụp ảnh sự kiện yêu cầu kỹ năng rất cao về khả năng sử dụng máy cũng như sự linh động, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống. Nếu bạn thực sự đam mê con đường nhiếp ảnh thì cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ năng chụp ảnh sự kiện. Studio Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chụp hình cùng tất cả các bạn.
Cũng chính vì vậy Studio Việt Nam cũng là công ty chụp ảnh sự kiện đẹp nhất hiện nay. Rất nhiều khách hàng luôn tin tưởng và lựa chọn dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp giá rẻ tại studio này.
Hy vọng rằng những kỹ năng chụp ảnh sự kiện mà chúng tôi vừa mang đến trên đây đã giúp bạn nâng cao thêm được hiểu biết của mình về nhiếp ảnh!