Quy trình chụp ảnh sản phẩm nên bắt đầu từ đâu? Cần chuẩn bị những gì? Đây đều là điều không phải ai cũng biết từ những lần chụp đầu. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn, Studio Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.
Quy trình chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp
Các bước trong quy trình chụp ảnh sản phẩm tiêu chuẩn:
Lên kế hoạch
Trước khi tiến hành làm bất cứ điều gì thì việc lên kế hoạch là bước đi đầu tiên và quan trọng. Trong quy trình chụp ảnh sản phẩm cũng vậy. Lên kế hoạch giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có. Đồng thời vạch ra những định hướng, cách giải quyết trước những tình huống xấu có thể xảy ra.
Nghiên cứu về sản phẩm và thương hiệu
Trước khi tiến hành chụp ảnh sản phẩm, điều đầu tiên Photographer phải quan tâm đó là tìm hiểu về sản phẩm và thương hiệu sản phẩm.
Chỉ khi thực sự thấu hiểu được những thông tin về sản phẩm, những thông điệp của sản phẩm chụp là gì, hình ảnh thương hiệu đang hướng đến như thế nào,…thì photographer mới có thể truyền tải đúng tinh thần và thông điệp của sản phẩm qua những bức hình.
Với sản phẩm bánh yến mạch Richy, Studio Việt Nam dựa vào mong muốn của thương hiệu, quyết định sử dụng tone màu trắng, kết hợp với các thành phần dinh dưỡng để làm nổi bật đặc điểm của bánh: Dinh dưỡng, nhẹ nhàng và tốt cho sức khỏe.
Xác định phân khúc khách hàng
Xác định phân khúc thị trường hay chính là nắm rõ và phân tích được đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là bước thực hiện quan trọng trong bất kỳ quy trình chụp ảnh chuyên nghiệp nào. Khi đó, người chụp biết thứ khách hàng cần nhất là gì, nên setup bố cục ảnh như nào và thể hiện gì trong từng chi tiết ảnh.
Xác định phân khúc đúng sẽ tạo hiệu quả khi truyền đạt thông điệp qua hình ảnh. Có 3 phân khúc khách hàng mà các nhiếp ảnh cần đặc biệt quan tâm:
- Phân khúc theo nhân khẩu học: Bao gồm các dữ liệu như: tuổi, thế hệ, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân hoặc sắc tộc
- Phân khúc hàng theo địa lý: Phụ thuộc vào các yếu tố như quốc gia, khu vực, khí hậu hoặc quy mô thị trường. Qua đó ghi nhớ văn hóa, đặc điểm nếp sống và điều chỉnh concept, thông điệp tiếp thị, dịch vụ phù hợp.
- Phân khúc theo hành vi: Sẽ dựa trên cách khách hàng tương tác với thương hiệu, ví dụ như nhóm đã bấm vào đặt dịch vụ nhưng không phản hồi hay có quan tâm nhưng chưa sử dụng,…
- Phân khúc theo tâm lý: Là việc nắm bắt được tâm lý, sở thích, thói quen của khách hàng; từ đó, đưa vào bức ảnh những yếu tố phù hợp và kích thích được đối tượng.
Gastro Bar là một dự án chụp ảnh món ăn tại quán nhậu kiểu Hàn, có khách hàng chủ yếu là các bạn trẻ, năng động và đầy sức sống. Studio Việt Nam hiểu được rằng giới trẻ luôn bị thu hút bởi những điều độc, lạ và chất nên hướng tới bộ ảnh có màu sắc nổi bật, đối lập và kết hợp các món ăn “hot” nổi bật của quán như tháp rượu soju hoa quả, khay sasimi.
Đưa ra concept phù hợp
Concept chụp ảnh là cách người chụp lên ý tưởng, bố trí, sắp xếp phong cách và bố cục nhằm thể hiện nội dung, thông điệp truyền tải đến người xem ảnh. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình chụp ảnh sản phẩm.
Khác với ảnh chụp tự nhiên, quy trình chụp ảnh sản phẩm phải bám sát concept. Mỗi sản phẩm đều phải có concept riêng nhằm tạo dấu ấn bản sắc. Người chụp sẽ căn cứ vào đặc điểm, công dụng, mẫu mã sản phẩm,… để lập ra ý tưởng concept phù hợp nhất. Có thể là sang trọng, cao cấp hoặc bình dị, gần gũi. Khi đó, ekip sẽ lựa chọn cẩn thận màu sắc, đồ decor đến ánh sáng, góc chụp. Nhờ vậy, tổng thể bộ ảnh sẽ có sự thống nhất, liên kết và có ý nghĩa.
Thông thường, concept chụp ảnh sẽ được thống nhất từ trước giữa nhiếp ảnh và khách hàng. Đây là một trong các bước của quy trình chụp ảnh sản phẩm tại các studio chuyên nghiệp. Khách hàng có thể thoải mái bày tỏ ý tưởng, yêu cầu cho các bức hình của mình. Điều này giúp quá trình thực hiện được suôn sẻ và tiết kiệm thời gian hơn.
Xem thêm: Dự đoán bí quyết tạo concept chụp ảnh sản phẩm độc đáo nhất 2024
Ngoài ra, một kế hoạch cụ thể và chi tiết còn bao gồm:
- Lên ý tưởng chụp ảnh sản phẩm, định hình phong cách chụp.
- Lên danh sách thiết bị, dụng cụ chụp ảnh sẽ sử dụng.
- Thời gian, địa điểm chụp ảnh sản phẩm
- Nhân sự tham gia.
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành chụp, các dụng cụ sau đây cần chuẩn bị đầy đủ và không thể thiếu.
Dụng cụ chụp ảnh và trang thiết bị hỗ trợ
Chụp ảnh sản phẩm không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi người chụp có các kỹ năng thành thục cùng các kiến thức chuyên sâu về nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh sản phẩm nói riêng. Bên cạnh đó, ngoài kinh nghiệm, để sở hữu được những khung hình chất lượng, ekip cần có các dụng cụ hỗ trợ như máy ảnh, chân máy và phông nền.
Máy ảnh
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy khác nhau. Việc lựa chọn một sản phẩm thích hợp là quyết định khó khăn với nhiều người. Đối với chụp ảnh sản phẩm, các dòng máy ảnh nên đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
- Nếu không có nhu cầu in ấn và thiết kế, hãy tập trung đầu tư ống kính tốt hơn thay vì số lượng megapixel khổng lồ. Do đó, máy có độ phân giải từ từ 20 megapixel và có khả năng kích hoạt đèn flash bên ngoài là tốt nhất.
- Nếu chụp tại studio có hệ thống chiếu sáng tốt, không cần máy có khả năng khử nhiễu quá tốt. ISO nên nằm ở khoảng 100 – 400.
- Tập trung đầu tư ống kính tốt với tiêu cự chuẩn trên 50mm để chụp sản phẩm không bị biến dạng
- Ống kính có chất lượng quang học tốt như Tamron 90mm f2.8 Macro sẽ cho phép chụp sản phẩm có kích thước và khoảng cách khác nhau nhưng vẫn cho ra bức ảnh chất lượng
Xem thêm: TOP 5 máy ảnh chụp sản phẩm chuyên nghiệp nhất cho studio
Chân máy
Chân máy là điều kiện cần cho một bộ ảnh đẹp. Chúng giúp khắc phục các tình trạng như mờ nhoè, chủ thể không cân xứng, góc chụp lệch,… bởi khi chụp bạn không thể cầm máy ảnh bằng tay vì chỉ cần một chuyển động nhỏ cũng khiến bức ảnh không thể sử dụng được. Và chân máy chính là giải pháp tốt nhất để sử dụng và giải quyết vấn đề.
Phông nền
Phông nền đẹp mắt, phù hợp giúp cho bức ảnh có tính thẩm mỹ cao và thông điệp truyền tải cũng sẽ rõ ràng hơn. Phông nền phải gắn liền với mục đích, phong cách chụp cũng như các đặc điểm của sản phẩm.
Nếu bạn muốn chụp ảnh sản phẩm phục vụ mục đích thiết kế, phông nền trơn dễ tách lớp là lựa chọn tốt. Còn chụp ảnh nhằm marketing sản phẩm thì nên kết hợp với các dụng cụ decor. Tuy nhiên, tất cả đều phải đáp ứng mục đích làm nổi bật sản phẩm.
Xem thêm: Cách setup phông nền chụp ảnh sản phẩm thúc đẩy tăng doanh số
Đèn
Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu khi chụp ảnh sản phẩm. Nếu chụp ảnh tại studio, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 3 đèn đặt xung quanh sản phẩm để tạo độ sáng cần thiết. Các đèn nên có nhiệt độ ánh sáng cùng nhau để đảm bảo chất lượng hình chụp.
Đạo cụ
Đạo cụ là thành phần tạo nên câu chuyện cho bức ảnh. Stylist thường sử dụng những dụng cụ thích hợp để làm decor thêm khi chụp ảnh sản phẩm. Bức hình sẽ thêm phần sinh động khi có sự kết hợp giữa sản phẩm và các phụ kiện hợp lý.
Tính toán vị trí sắp đặt góc chụp
Trong chụp ảnh sản phẩm, góc chụp là yếu tố các nhiếp ảnh phải tính toán từ trước. Không phải khi mọi thứ đã sẵn sàng người chụp mới bắt đầu “loay hoay” lựa chọn và điều chỉnh góc. Như vậy vừa mất thời gian, vừa giảm chất lượng ảnh. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất khi không thể chọn được góc sản phẩm đẹp hoặc góc chụp không phù hợp với concept đã bố trí, ekip sẽ phải thiết lập lại từ đầu.
Sắp đặt concept và chụp ảnh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị chụp ảnh, việc thiết lập concept chụp ảnh là bước tiếp theo trong quy trình chụp ảnh sản phẩm.
Sắp xếp dụng cụ theo concept có sẵn
Trước khi sắp xếp dụng cụ, hãy phân tích chi tiết ý tưởng concept bạn sẽ chụp như thế nào. Căn cứ vào đó để có cách bố trí phù hợp. Làm như vậy có tác dụng đảm bảo sự thống nhất trong thể hiện phong cách, thông điệp cũng như tránh những sai sót không đáng có khi tiến hành chụp.
Ekip trước khi setup dụng cụ decor phải nắm rõ tỉ lệ khung hình sao cho chúng không chiếm nhiều diện tích của chủ thể. Ngoài ra, tất cả dụng cụ decor phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản, tránh rườm rà, thể hiện sự tối giản nhưng không đơn điệu, sang trọng nhưng không phô trương. Và tổng thể phải hài hoà, có tính liên kết, có ý nghĩa trong cùng một khung hình.
Cài đặt thông số thiết bị
Cài đặt các thông số cho máy ảnh, setup ánh sáng, bày trí sản phẩm là công việc quan trọng trước khi tiến hành chụp.
Chọn góc và chụp đa dạng cho sản phẩm
Mỗi sản phẩm sẽ có đặc điểm, hình dáng, kích thước mang vẻ đẹp khác nhau. Do đó, góc chụp là không giống nhau. Chúng thể hiện sự tinh tế, khéo léo và kỹ năng của người chụp. Nhiếp ảnh chụp sản phẩm ở góc nhìn tốt thì chính khách hàng cũng sẽ nhìn vào sản phẩm như vậy. Việc lựa chọn góc chụp phù hợp giúp “phô diễn” được tính ưu việt của sản phẩm, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác truyền thông và tiếp thị.
Tuy nhiên, khi thực hiện chụp, bạn nên linh hoạt các hướng khác nhau nhằm đa dạng điểm nhìn, giúp người xem tiếp cận sản phẩm được đầy đủ nhất. Đặc biệt, nhiều góc nhìn sẽ là cách để nhiếp ảnh khám phá thêm góc chụp mới lạ và ấn tượng.
Tiến hành chỉnh sửa ảnh
Khi các công đoạn được thực hiện thành công, bước cuối cùng là chỉnh sửa ảnh. Để chỉnh sửa ra nhiều bức hình đẹp đòi hỏi ở người chỉnh kỹ năng tốt và các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp.
Lựa chọn phần mềm chỉnh sửa chuyên nghiệp
Hiện nay, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cao của người tiêu dùng, các phần mềm chỉnh sửa ảnh ngày càng cải tiến chuyên nghiệp. Chúng là công cụ hữu hiệu góp phần tạo ra các bức ảnh lung linh, đẹp mắt.
Nếu bạn đang hướng đến chất lượng và sự chuyên nghiệp, có 3 phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính sau đây rất đáng để trải nghiệm và khám phá.
Adobe Photoshop
Đây là phần mềm thịnh hành với các tính năng nổi bật như:
- Đẩy đủ bộ công cụ xử lý ảnh chuyên nghiệp, chỉn chu mang
- Chỉnh sửa ảnh 3D mạnh mẽ
- Giao diện hiện đại, dễ sử dụng
- Liên kết với hệ sinh thái Adobe cực rộng lớn
Adobe Lightroom
Cùng với Photoshop, Lightroom luôn được “điểm tên” trong những phần mềm xử lý ảnh hữu dụng, chất lượng cao.
- Liên kết chặt chẽ với Photoshop tạo thành hệ sinh thái đa năng
- Tự động xếp chồng cho ảnh HDR và ảnh panorama
- Tạo ra độ sâu trường ảnh với Depth Range Mask
- Chỉnh sửa ảnh RAW, quang sai màu, thay đổi siêu dữ liệu và tạo bản sao ảo
CyberLink PhotoDirector
CyberLink là phần mềm hoạt động như một giải pháp thay thế quy trình làm việc cho Adobe Lightroom với các tính năng vượt trội:
- Giao diện thân thiện nhưng mạnh mẽ
- Các hiệu ứng chỉnh sửa nâng cao
- Chức năng biên tập thông minh với trí tuệ nhân tạo (Ai)
Xem thêm: Chia sẻ 10+ ứng dụng chụp ảnh sản phẩm đẹp và chuyên nghiệp
Chỉnh sửa ảnh chỉn chu để mang lại hiệu quả cao
Các phần mềm liệt kê ở trên có tác dụng như một “trợ thủ” đắc lực khi chỉnh sửa ảnh. Để tạo ra những sản phẩm cuối cùng tốt nhất không thể không kể đến các kỹ năng tuyệt vời của con người. Các kỹ năng đòi hỏi người chỉnh phải nắm vững các thông tin cơ bản của một bức ảnh chụp sản phẩm đúng và chuẩn. Đồng thời, cập nhật thường xuyên các kiến thức mới cũng như xu hướng thịnh hành để ứng dụng trong từng sản phẩm của mình.
Một bức ảnh đẹp không rập khuôn theo quy tắc nhất định nào cả. Tuy nhiên, chúng không thể vi phạm các nội dung sau:
- Ảnh chụp sắc nét, độc lạ
- Thể hiện chủ đề, phong cách rõ ràng
- Bố cục chặt chẽ, ổn định
- Tập trung làm nổi bật chủ thể sản phẩm
- Màu sắc hài hoà, ánh sáng và hiệu ứng thị giác tốt.
- Mang ý nghĩa, thông điệp mà sản phẩm muốn truyền tải.
Để tạo ra một bức ảnh có giá trị thẩm mỹ cao là sự nỗ lực nghiên cứu, học hỏi và tìm tòi từ những người yêu nhiếp ảnh. Nếu bạn muốn theo đuổi chụp ảnh chuyên nghiệp, các thông tin về chụp ảnh sản phẩm trên sẽ thực sự hữu ích. Đó là nền tảng căn bản cho những bước phát triển sau này.
Một studio chuyên nghiệp như Studio Việt Nam sẽ áp dụng quy trình trên cho những dự án của mình để tạo ra những bộ ảnh chụp sáng tạo và độc đáo nhất. Ngoài ra, studio cũng có chu trình hợp tác riêng, được công khai để khách hàng có thể theo dõi sát sao.
Quy trình làm việc tại Studio Việt Nam
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm chụp ảnh sản phẩm trong nhiều lĩnh vực, Studio Việt Nam luôn tự tin giúp khách hàng tạo ra những bộ ảnh sản phẩm chất lượng. Với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, quy trình làm việc bài bản và trang thiết bị hiện đại, studio sẽ là một địa chỉ lý tưởng để bạn sáng tạo những sản phẩm hình ảnh theo tiêu chuẩn quốc tế.
Quy trình chụp ảnh sản phẩm độc quyền tại Studio Việt Nam:
- Bước 1: Tiếp nhận – Tư vấn – Thống nhất chi phí
- Bước 2: Thống nhất điều khoản – Ký kết hợp đồng
- Bước 3: Đặt cọc chi phí
- Bước 4: Lên kế hoạch triển khai – Moodboard – Kế hoạch chụp ảnh
- Bước 5: Triển khai chụp ảnh
- Bước 6: Chỉnh sửa hậu kỳ
- Bước 7: Nghiệm thu hợp đồng – Bàn giao hình ảnh
Đến với Studio Việt Nam, bạn có thể nhận lại những lợi ích như:
- Tối ưu chi phí
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực với quy trình làm việc chuyên nghiệp
- Tối ưu hiệu quả marketing hình ảnh trong quảng bá sản phẩm, định vị thương hiệu.
Xem thêm: Bảng báo giá dịch vụ chụp ảnh mới nhất tại Studio Việt Nam
Bởi vì chúng tôi cam kết:
- Sản phẩm chất lượng với concept độc đáo
- Nhận lại toàn bộ file ảnh gốc
- Được lựa chọn ảnh ưng ý để chỉnh sửa
- Được tư vấn chi tiết và chủ động lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp
- Được linh động về thời gian và địa điểm chụp hình
- Các ảnh sản phẩm được tinh chỉnh sao cho tương thích với các nền tảng bán hàng.
Studio Việt Nam tự hào là đơn vị đồng hành cùng quý khách hàng trên con đường khởi tạo giá trị tương lai.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình chụp ảnh sản phẩm chất lượng. Các chia sẻ trên đều là kết quả mà ekip Studio Việt Nam đã xây dựng và vận hành. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh, hãy theo dõi chúng tôi với nhiều kiến thức, kinh nghiệm hay luôn được cập nhật thường xuyên gửi đến độc giả.