Ý nghĩa của tiêu cự trong máy ảnh và cách ứng dụng hiệu quả

Trang chủ - Tin tức - Ý nghĩa của tiêu cự trong máy ảnh và cách ứng dụng hiệu quả

Tiêu cự (Focal Length) là thuật ngữ quen thuộc trong ngành nhiếp ảnh. Ngoài ánh sáng hay bố cục thì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của bức ảnh. Mỗi loại Focal Length sẽ mang lại góc chụp khác nhau, nên người chụp cần biết cách ứng dụng phù hợp.

Định nghĩa tiêu cự máy ảnh

Tiêu cự của ống kính là mức độ phóng đại, được tính từ tâm ống kính tới cảm biến máy ảnh với đơn vị mm. Khoảng cách trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu – phóng ảnh, góc chụp và ánh sáng máy thu thập được. 

Theo như trong ảnh:

  • Tiêu cự: D
  • Cảm biến: C
  • Quang tâm: B
  • Góc xem của ống kính: A.
tiêu cự
Tiêu cự được tính từ tâm ống kính tới cảm biến máy ảnh với đơn vị mm (Ảnh sưu tầm)

Các loại tiêu cự ống kính:

Tiêu cự 8-24mm – Góc siêu rộng: Còn được gọi là lens fisheye (mắt cá), có góc chụp rộng 180 độ quanh ống kính; nhưng hình ảnh sẽ bị biến dạng, cho cảm giác đối tượng bị giới hạn bởi một hình cầu.

tiêu cự
Lens fisheye mắt cá có góc chụp rộng 180 độ quanh ống kính (Ảnh sưu tầm)

Tiêu cự 24-35mm – Góc rộng tiêu chuẩn: Góc nhìn rộng, lấy nét tốt và ít làm hình ảnh bị biến dạng; mọi chủ thể xuất hiện trong khung hình sẽ đều được lấy nét, ngoại trừ chủ thể quá gần ống kính

Tiêu cự 35-70mm – Tiêu chuẩn: Là loại tiêu cự được sử dụng phổ biến, ứng dụng được cho nhiều trường hợp như chụp chân dung hay chụp phong cảnh. Ảnh hiển thị sẽ giống với mắt thường nhất so với các loại tiêu cự khác.

Tiêu cự 70-300mm – Ống kính telephoto: Là loại tiêu cự dài nhất, chụp được những khoảng cách xa và rất xa. Tuy nhiên, nếu dùng ống tele để chụp ở khoảng cách gần, độ sâu trường ảnh sẽ bị giảm.

Về ký hiệu, tiêu cự của máy ảnh được in ở trên lens máy ảnh, cũng là thông số giúp photographer nhận biết được các loại tiêu cự: Tele, góc rộng, góc hẹp… Tiêu cự sẽ được thể hiện dưới hai con số, biểu thị góc chụp tối đa và tối thiểu của máy ảnh. Hầu hết người dùng hiện nay đều có thể chỉnh tiêu cự máy ảnh, tuy nhiên vẫn có một số máy chỉ có một tiêu cự.

Độ ảnh hưởng của tiêu cự ống kính tới hình ảnh

Khi thay đổi Focal Length, một số yếu tố nhất định sẽ bị thay đổi. Bao gồm: Phạm vi tầm nhìn, độ sâu trường ảnh, góc nhìn, tốc độ màn trập và độ rung.

Phạm vi nhìn

Phạm vi tầm nhìn là giới hạn khung cảnh sẽ “lên hình”, được xác định thông qua độ dài của tiêu cự. Ống kính tiêu cự ngắn thuộc dòng lens góc rộng, cho phép chụp ảnh với trường nhìn rộng, bao quát được toàn cảnh. Ngược lại, tiêu cự càng lớn thì trường nhìn sẽ nhỏ hơn, phóng to các vật thể hay chi tiết. Do vậy, các nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung thường dùng loại tiêu cự tiêu chuẩn (35-70mm), để sử dụng linh hoạt cho nhiều trường hợp.

Độ sâu trường ảnh

Tiêu cự máy ảnh tác động trực tiếp tới vùng được lấy nét trên ảnh. Tiêu cự dài, độ sâu trường ảnh nông thì ống kính sẽ tập trung được vào nhiều chi tiết nhỏ nhưng chỉ trong một khoảng nhất định. Tiêu cự ngắn, độ sâu trường ảnh lớn, phạm vi lấy nét sẽ rộng hơn, bao gồm cả khoảng cách xa và gần.

Góc nhìn

Tiêu cự lens làm thay đổi tỷ lệ cũng như phối cảnh chụp ảnh. Ống kính tiêu cự ngắn sẽ mở rộng khung hình, cung cấp nhiều không gian để sắp xếp các chủ thể. Tiêu cự dài sẽ bó hẹp bối cảnh, khoảng cách giữa các thành phần bị thu ngắn lại.

tiêu cự
Ống kính tiêu cự ngắn sẽ mở rộng khung hình, cung cấp nhiều không gian để sắp xếp các chủ thể (Ảnh sưu tầm)

Tốc độ màn trập và độ rung

Rung hình khi chụp là hiện tượng phổ biến khi nhấn nút chụp ảnh. Đặc biệt, khi dùng lens tiêu cự dài, máy ảnh sẽ nhạy cảm hơn với những chuyển động. Để khắc phục được vấn đề này, nhiếp ảnh gia cần dùng thêm thiết bị chống rung trợ giúp như tripod, gimbal hoặc chân máy.

Ngoài ra, bạn có thể set thông số phù hợp để hạn chế tình trạng. Với ống kính có tiêu cự là 50mm, tốc độ màn trập nên là 1/50s hoặc đặt 1/200s với tiêu cự 200mm để khung hình đạt được sự ổn định, chống rung lắc khi chụp.

Nhìn chung, sự khác biệt giữa các khoảng cách tiêu cự là một yếu tố để lựa chọn lens thích hợp với mục đích cụ thể.

Sự liên quan giữa độ dài tiêu cự và cảm biến crop

Người dùng máy ảnh dòng được trang bị sẵn cảm biến crop, cần lưu ý khi lựa chọn tiêu cự. Máy ảnh cảm biến crop sẽ cho ra góc nhìn hẹp hơn so với máy ảnh cảm biến full frame, ngay cả khi bạn dùng chung một khoảng cách tiêu cự.

Ví dụ: Khi chụp bằng ống kính tiêu cự 35mm, ảnh từ máy loại crop sẽ có tầm nhìn giống với máy  full frame đang chụp bằng tiêu cự 50mm.

Cách chọn tiêu cự lens phù hợp với từng 

Mỗi loại tiêu cự sẽ có đặc điểm khác nhau, từ đó tương ứng với từng mục đích hay loại nhiếp ảnh.

Chụp ảnh thể thao

Máy ảnh chụp thể thao cần có tiêu cự đủ lớn để bao quát được toàn bộ trận đấu, bao gồm cả sân bóng, đường pitch hay khán đài. Chiếc ống kính zoom tele 70-300mm sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những sự kiện thể thao.

tiêu cự
Máy ảnh chụp thể thao cần có tiêu cự đủ lớn để bao quát được toàn bộ trận đấu, bao gồm cả sân bóng, đường pitch hay khán đài (Ảnh sưu tầm)

Tham khảo một số loại ống kính zoom tele tốt nhất hiện nay:

  • Nikon AF-S DX 18-300mm f/3.5-6.3 ED VR
  • Sony FE 70-200mm F4 G OSS
  • Sony E 70-350mm F/4.5-6.3 G OSS
  • Canon EF 70-200mm f/2.8L IS III USM 
  • Sigma 70-200mm f/2.8 DG OS HSM.

Chụp ảnh động vật

Tương tự với chụp ảnh thể thao, chụp ảnh động vật hoang dã cũng cần tiêu cự đủ lớn để zoom được chi tiết đối tượng, nhưng không ảnh hưởng tới động vật, đảm bảo bắt được những khoảnh khắc thật nhất. Do vậy, ống kính zoom tele 70-300mm vẫn là loại lens thích hợp.

tiêu cự
Chụp ảnh động vật hoang dã cũng cần tiêu cự đủ lớn để zoom được chi tiết đối tượng, nhưng không đánh động tới động vật ( Ảnh sưu tầm)

Chụp ảnh du lịch

Đối với chụp ảnh du lịch, bạn cần ưu tiên chọn lens tiêu chuẩn có tính linh hoạt như 35-70mm, nhằm “chộp” được bất kỳ khoảnh khắc hay khung cảnh đẹp: Chân dung, phong cảnh, chụp xa, chụp gần,…

tiêu cự
Chụp ảnh du lịch cần ưu tiên chọn lens tiêu chuẩn có tính linh hoạt như 35-70mm để chụp được bất kỳ khoảnh khắc hay khung cảnh đẹp (Ảnh sưu tầm)

Tham khảo một số loại ống kính tiêu chuẩn tốt nhất hiện nay:

  • Nikon AF-S 24-70mm f/2.8E ED VR 
  • Sony FE 24-70mm f/2.8 GM
  • Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM
  • Fujifilm XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS.

Chụp ảnh macro

Ảnh macro là ảnh chụp cận cảnh. Lens macro cho phép chụp lại đối tượng ở khoảng cách rất gần, zoom được từng chi tiết nhỏ. Nếu muốn sở hữu tấm ảnh macro ấn tượng, sắc nét bạn cần chuẩn bị một ống kính tele có tiêu cự lớn, focal length cần đạt tối thiểu 100mm.

Tham khảo một số loại ống kính macro tốt nhất hiện nay:

  • Sigma 105mm F2.8 DG DN Macro Art
  • Canon RF 100mm f/2.8 L Macro IS USM
  • Fujifilm XF 80mm f/2.8 R LM OIS WR
  • Sony FE 90mm f/2.8 Macro G OSS.

Chụp ảnh chân dung

Chụp ảnh chân dung cần sử dụng ống kính tiêu chuẩn, tiêu cự trong khoảng 35-70mm để có thể thể bắt được mọi chi tiết một cách rõ nét.

Tham khảo một số loại ống kính chụp chân dung tốt nhất hiện nay:

  • Nikon 50mm f/1.8G
  • Sigma 40mm f/1.4 DG HSM
  • Canon EF 85mm f/1.4L IS USM
  • Sony FE 85mm f/1.4 GM.

Chụp ảnh kiến trúc

Chụp ảnh kiến trúc cần sự đầu tư cả về kỹ năng chụp và thiết bị chụp mới lột tả được vẻ đẹp, kết cấu của từng công trình. Ống kính rộng tiêu chuẩn sẽ là lựa chọn thích hợp để tạo ra độ sâu trường ảnh hoàn hảo cho những bức ảnh kiến trúc.

Tham khảo một số loại ống kính chụp kiến trúc tốt nhất hiện nay:

  • Sigma 16mm f/1.4 DC DN
  • Sigma 14-24mm f/2.8
  • Sony E 20mm f/2.8 
  • Fujifilm 10-24mm f/4.

Việc nắm được đặc điểm của từng loại tiêu cự sẽ giúp nhiếp ảnh gia lựa chọn được lens đúng với mục đích. Chất lượng ảnh từ đó được nâng cao, truyền tải thông điệp tới người xem hiệu quả hơn.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email