Mới vào nghề có nên mua máy ảnh Sony cũ DSLR và Mirrorless để sử dụng không? Việc lựa chọn giữa máy ảnh cũ và mới luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt khi chất lượng của máy ảnh đã qua sử dụng đang được cải thiện, đi kèm là mức giá “phải chăng” nên chúng được ưu tiên hơn cả.
Tổng quan về máy ảnh Sony
Sony là thương hiệu máy ảnh quen thuộc tại Việt Nam. Các dòng máy ảnh Sony được sử dụng phổ biến từ loại máy ảnh dân dụng tới máy ảnh chuyên dụng, chỉ dành cho nhiếp ảnh gia.
Giới thiệu khái quát thương hiệu Sony
Vào năm 1946, Sony được thành lập với tên gọi đầu tiên là Tokyo Tsushin Kogyo, chuyên sản xuất các thiết bị và phụ kiện viễn thông. Vào năm 1958, công ty chính thức đổi tên thành Sony và trở thành Tập đoàn Sony.
Ban đầu, ngành hàng chính của Sony là radio bóng bán dẫn và băng ghi âm. Đến năm 1988, chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên ra đời và bắt đầu phát triển mạnh hơn về máy ảnh.
Các sản phẩm máy ảnh chính của Sony được chia thành ba nhóm: Máy ảnh DSLR, máy ảnh DSLR, máy ảnh Mirrorless. Trong đó, máy ảnh DSLR có tuổi đời lâu nhất, được thiết kế nhằm hướng tới đối tượng có kỹ năng chụp ảnh cao.
Điểm mạnh của máy ảnh Sony DSLR và Mirrorless
Máy ảnh DSLR và Mirrorless thường được dùng trong môi trường chụp chuyên nghiệp nhờ những ưu điểm, tính năng vượt trội. Sản phẩm của Sony cũng không phải ngoại lệ:
- Cảm biến tốt
- Thay đổi được ống kính
- Phụ kiện đi kèm đa dạng
- Ống ngắm số hóa (đối với Mirrorless)
Tại sao nên mua máy ảnh Sony cũ DSLR, Mirrorless?
3 lý do khiến máy ảnh Sony cũ DSLR và Mirrorless trở nên đáng mua hơn các thiết bị chụp ảnh “second-hand” khác:
Máy Sony DSLR mới giá thành rất cao
Máy ảnh DSLR cho người chuyên nghiệp thường có giá thành rất cao. Nếu không phải là một người chịu chi hoặc có thâm niên trong nghề thì khó có thể mua được dễ dàng.
Giá tham khảo của một số máy ảnh DSLR mới:
- Máy ảnh Canon EOS 3000D Kit EF-S18-55mm F3.5-5.6: 14.000.000
- Máy ảnh Canon EOS 200D Mark II kit EF-S18-55mm: 19.000.000
- Máy ảnh Fujifilm X-T3 + XF 50mm f/2:36.000.000
- Máy ảnh Nikon D6: 164.000.000
- …
Máy cũ được đảm bảo chất lượng do có tuổi thọ lâu
Máy ảnh DSLR và Mirrorless có tuổi thọ lâu hơn các máy ảnh nghiệp dư khác. Đối với máy ảnh cũ, việc xác định tuổi thọ sẽ dựa vào số lần đóng của màn trập, kết quả sẽ tương ứng với số ảnh máy đã chụp.
Tham khảo tuổi thọ trung bình của các loại máy DSLR:
- Máy không chuyên: 50.000 lần chụp
- Máy bán chuyên: 100.000 lần chụp
- Máy chuyên nghiệp: 200.000 lần chụp
Máy ảnh chính hãng lớn như Sony thường có tuổi đời lâu và khó để làm thành hàng giả nên người mua có thể yên tâm khi chọn máy ảnh Sony cũ. Một điều kiện bắt buộc để mua được hàng cũ chất lượng tốt là kiểm tra kỹ các linh kiện đi kèm và khả năng chụp hiện thực.
Máy đã qua sử dụng giúp người dùng tiết kiệm chi phí
Kinh tế là lý do lớn nhất để người mới quyết định chọn mua máy ảnh Sony cũ. Tương tự với các đồ công nghệ, máy Sony thường xuyên nâng cấp thành nhiều thế hệ cho một dòng máy. Do đó, khi có sản phẩm mới bảng giá của thế hệ cũ sẽ thay đổi. Lựa chọn một chiếc máy cũ luôn có giá thành rẻ hơn giá ở thời điểm mới ra mắt.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra khi mua máy ảnh DSLR và Mirrorless cũ của Sony: Chất lượng không được đảm bảo, không có bảo hành do người bán là cá nhân, không có các cam kết rõ ràng, pin máy ảnh không đảm bảo…
Xem thêm: Tiết lộ tips dùng pin sạc máy ảnh Sony và các phụ kiện bền, hiệu quả
Nhìn chung, đối với người đang học nhiếp ảnh, các dòng máy ảnh Sony cũ vẫn là lựa chọn tối ưu. Giá cả, hiệu suất chụp và thời gian sử dụng đều thích hợp với người mới bắt đầu, những người yêu thích chụp ảnh nhưng không theo con đường chụp ảnh chuyên nghiệp hoặc bị hạn chế về chi phí.
Một số máy ảnh Sony cũ DSLR, Mirrorless chất lượng nhất hiện nay
Dưới đây là danh sách một số máy ảnh Sony cũ DSLR, máy ảnh không gương lật Mirrorless chất lượng dành cho người muốn học chụp ảnh:
Máy ảnh Sony A6300 cũ
Máy ảnh Sony A6300 là sản phẩm thay thế cho dòng máy không gương lật Sony A6000. Ngoại hình tương tự máy thế hệ cũ nhưng có nhiều sự cải tiến về cấu tạo và kỹ thuật. Máy được đánh giá có khả năng lấy nét ảnh nhanh nhất thế giới.
Điểm mạnh của máy ảnh Sony cũ A6300:
- Hệ thống 4D FOCUS™: Hệ thống lấy nét mạnh với 425 điểm AF, tích hợp cùng hệ thống tự động kích hoạt các điểm AF xung quanh chủ thể nhất định, lấy nét trong 0.05 giây
- Cảm biến APS-C Exmor CMOS 24.2MP và bộ xử lý hình ảnh BIONZ X: Cho hình ảnh chất lượng cao và giảm thiểu mức độ nhiễu hạt khi set ISO cao
- Chế độ Silent Mode: Lọc tiếng ồn
- Tốc độ chụp nhanh
- Sử dụng hệ thống đo sáng DRO thông minh
Máy ảnh Sony A6400 cũ
Máy ảnh Sony A6400 là máy ảnh thay thế cho đời máy ảnh A6000. Về phần thiết kế, A6400 vẫn tương tự với đời cũ nhưng tính năng và cấu tạo của máy đã được cải thiện nhiều.
Điểm mạnh của máy ảnh Sony cũ A6400:
- Cảm biến APS-C 24,2MP cùng bộ xử lý hình ảnh BIONZ X: Cho ra hình ảnh có màu sắc rõ ràng trong mọi môi trường chụp
- Fast Hybrid AF: Công nghệ lấy nét nhanh và ổn định, phù hợp cho vlogger. Tính năng trên cũng xuất hiện trên máy ảnh Sony ZV-E10 cũ chuyên về quay video bán chuyên.
- Cấu hình Hybrid Log-Gamma: Hỗ trợ phần công việc Instant HDR
- Lấy nét tự động chuẩn xác, các điểm AF theo pha và theo tương phản phân bố dày đặc, chiếm 84% diện tích khung hình
- Công nghệ Real-time Eyes AF nhận diện đối tượng dựa trên Al
Máy ảnh Sony Alpha A99 II cũ
Máy ảnh Sony DSLR Alpha A99 II được giới thiệu lần đầu tại triển lãm Photokina. Máy kế thừa sự thành công của Alpha A99 và được bổ sung thêm nhiều công nghệ mới nhằm phục vụ nhu cầu khắt khe của người dùng.
Đặc điểm máy ảnh Sony cũ Alpha A99 II:
- Cảm biến loại BSI-CMOS và bộ xử lý hình ảnh loại BIONZ X: Tăng hiệu suất thu thập ánh sáng, cải thiện tình trạng nhiễu ảnh
- Màn hình LCD 3inch xoay/lật linh hoạt
- Công nghệ 4D Focus: Lấy nét chuẩn và liên tục
- Sử dụng 5 trục chống rung: Cho hiệu quả chống rung tối đa
Máy ảnh Sony SLT A68 cũ
Alpha 68 là một mẫu máy ảnh không gương lật thuộc phân khúc entry. Máy có nhiệm vụ thay thế cho mẫu máy A58 nhưng với mức giá vừa phải và nhiều tính năng ưu việt hơn.
Đặc điểm máy ảnh Sony cũ SLT A68:
- Lấy nét bằng 4D FOCUS: Lấy nét trong mọi trường hợp
- Công nghệ gương mờ độc nhất: Đoán trước các chuyển động của vật, chụp ảnh tốc độ nhanh 8 frame/s
- Quay video full-HD định dạng XAVC S sắc nét và ít nhiễu
Khi mới bắt đầu quá trình học nhiếp ảnh, bạn không nên đánh giá cao về vẻ bề ngoài của máy. Vỏ bọc hay chữ có thể bị bong, mờ nhưng những điều đó không quyết định tới chất lượng của hình ảnh. Do đó, chọn mua máy ảnh Sony cũ là một gợi ý thích hợp.