5 lỗi màu sắc cơ bản nhiếp ảnh gia cần nắm rõ

Trang chủ - TIPS CHỤP ẢNH - 5 lỗi màu sắc cơ bản nhiếp ảnh gia cần nắm rõ

Giữ đúng màu sắc vật thể là một trong những tiêu chuẩn dùng để đánh giá một bức ảnh đẹp hay không? Vậy các lỗi màu sắc cơ bản mà nhiếp ảnh gia thường mắc phải là gì? Khắc phục những vấn đề trên như thế nào? Bài viết dưới đây của Studio Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.

Những lỗi màu sắc cơ bản trong nhiếp ảnh

Đối với lĩnh vực chụp ảnh, nhiếp ảnh gia cần nắm được những lỗi màu sắc cơ bản để tránh việc xảy ra lỗi không đáng có trong quá trình chụp.

Thiết lập cân bằng trắng không đúng

Những nguồn sáng khác nhau sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau cho vật thể. Thông thường, chúng ta không cảm nhận thấy được lỗi màu sắc cơ bản như sự thay đổi về màu sắc bởi bộ não và đôi mắt của chúng ta đã điều chỉnh để chúng trông không quá khác nhau. Điều này cũng giúp chúng ta không bị quá tải bởi những thông tin thừa từ thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, cảm biến ở máy ảnh số lại khác. Chúng lưu lại mọi màu sắc của vật thể và không phân biệt bất kỳ nguồn sáng nào. Do đó để màu vật thể được hiển thị đúng, chúng ta cần cho máy ảnh biết nguồn sáng nào đang được sử dụng. Và việc làm này được gọi là cân bằng trắng trong nhiếp ảnh. Chế độ cân bằng trắng hay được sử dụng là ánh sáng ban ngày, âm u, nhiều mây, trong nhà, ban đêm, tự động (máy ảnh tự độ đo độ sáng, căn chỉnh để phù hợp với thực tế).

lỗi màu sắc cơ bản
Thiết lập cân bằng trắng (Ảnh: sưu tầm)

Thực tế đa số các nhiếp ảnh gia nghiệp dư thường hay để chế độ cân bằng trắng tự động khi chụp hình để khắc phục lỗi màu sắc cơ bản. Trong trường hợp nguồn sáng cố định, thiết lập này không có vấn đề gì. Tuy nhiên nếu nguồn sáng thay đổi, đặc biệt khi áp dụng  các kỹ thuật chụp ảnh đường phố thì ánh sáng rất dễ bị đo sai dẫn đến việc phân phối màu trên các bức hình không đúng chuẩn. Ví dụ như bạn dùng chế độ áng sáng đèn Tungsten chụp dưới ánh sáng ban ngày sẽ nhận được hình ảnh rất xanh.

Ngoài ra, một số dòng máy ảnh thường lưu dưới dạng JPEG mà không lưu dưới dạng RAW. Ảnh dạng này có thể chỉnh sửa được tuy nhiên không nhiều. Trong nhiều trường hợp, file định dạng JPEG không có đủ dữ liệu để điều chỉnh màu sắc nên bạn cần tùy chỉnh cân bằng trắng trước khi bấm chụp hình. Nhìn chung, nhiếp ảnh gia nên thiết lập cân bằng trắng để phù hợp với nguồn sáng và lưu ảnh định dạng RAW, RAW/JPEG để có thể chỉnh sửa hậu kỳ khi cần.

Xem thêm:

Bỏ qua màu sắc của không khí, bầu trời

Khi chọn cân bằng trắng tự động (AWB), máy ảnh sẽ tự đánh giá, điều chỉnh màu sắc của chủ thể, chi tiết sao cho phù hợp. Ví dụ lớp sương mờ có thể sẽ trở nên trong suốt trên ảnh. Điều này có ưu điểm lớn là giúp người xem tập trung vào chủ thể chính, chi tiết nổi bật của ảnh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, AWB làm việc quá tích cực để sửa lỗi màu sắc cơ bản và loại bỏ các màu sắc ánh sáng được khúc xạ và tán xạ vào khí quyển. Ví dụ nghĩ đến cảnh hoàng hôn, bạn sẽ hình dung ra một khung cảnh ngập tràn ánh nắng, ấm áp và lãng mạn. Đây cũng là một cách để khắc phục lỗi màu sắc trong nhiếp ảnh.

lỗi màu sắc cơ bản
Lỗi màu sắc cơ bản trong nhiếp ảnh (Ảnh: sưu tầm)

Tuy nhiên cân bằng trắng ở một số dòng máy ảnh có thể thay thế sự ấm áp bằng một hình ảnh trung lập. Do đó cảm giác ấm áp, lãng mạn của khung cảnh hoàng hôn sẽ không còn nữa. Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, bạn chỉ cần để cân bằng trắng ở chế độ ánh sáng ban ngày. Chế độ này được thiết lập cho điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường.

Ánh sáng hỗn hợp

Đây là một trong những lỗi màu sắc cơ bản rất hay gặp. Vấn đề của ánh sáng hỗn hợp là màu sắc có thể thay đổi toàn cảnh và nó không thể được giải quyết bởi thiết lập cân bằng trắng duy nhất. Ví dụ, nếu thiết lập ánh sáng ban ngày trong phòng ngập tràn ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ, đèn điện, bạn sẽ thấy màu sắc thay đổi từ trung tính đến cam. Tuy nhiên nếu chuyển sang cài đặt ánh sáng đèn thì màu sắc sẽ chuyển từ trung tính sang xanh.

Và điều quan trọng là bạn phải xác định được chủ thể chính để thiết lập cân bằng trắng phù hợp. Ví dụ khi chụp bình hoa đặt trên cửa sổ, bạn có thể tận dụng nguồn sáng từ ánh mặt trời. Còn nếu đặt bình hoa trong phòng, bạn có thể chuyển sang chế độ đèn bởi bình đang được chiếu sáng nhờ đèn. Đa số các vật đều nằm giữa hai nguồn sáng do đó bạn cần thiết lập cân bằng trắng thủ công. Thiết lập này rất dễ, bạn chỉ cần chọn chế độ Custom trong bảng tùy chọn White Balance.

lỗi màu sắc cơ bản
Bạn phải xác định được chủ thể chính để thiết lập cân bằng trắng phù hợp (Ảnh sưu tầm)

Khi bạn đã thiết lập xong các giá trị tùy chỉnh cho cân bằng trắng, bạn có thể sử dụng nó cho những điều kiện ánh sáng giống như vậy. Nếu có sự thay đổi ánh sáng hoặc bạn chụp ảnh đường phố ban đêm, bạn sẽ cần phải thiết lập lại cân bằng trắng để có được bức ảnh theo ý mình.

Màu sắc không phù hợp với khung cảnh

Đa số các dòng máy ảnh như Canon’s Picture Styles, Nikon’s Picture Controls, Film Modes có tùy chọn sẵn. Trong nhiều trường hợp, các thiết lập này làm việc rất hiệu quả. Tuy nhiên bạn có thể bước ra khỏi vùng an toàn, tự thiết lập các giá trị để tạo nên những bức hình ấn tượng, phá cách với đầy tính nghệ thuật như kỹ thuật chụp ảnh bokeh.

lỗi màu sắc cơ bản
Màu sắc không phù hợp với hình ảnh (Ảnh sưu tầm)

Ví dụ thiết lập chân dung thường tăng màu đỏ. Lỗi màu sắc cơ bản này khiến khuôn mặt trông hồng hào hơn nhưng đôi khi nó có thể khiến gương mặt trông đỏ ửng kém đẹp. Đôi lúc, nó cũng làm nổi rõ những nốt mụn trên khuôn mặt chủ thể. Do đó một thiết lập trung tính, tự nhiên sẽ khiến bức ảnh chân dung nổi bật hơn. Đôi khi, bạn cũng có thể điều chỉnh màu, độ bão hòa, độ tương phản trên máy. Nó giúp bạn tự do hơn khi sáng tạo.

Màu sắc quá nhợt nhạt, thiếu sức sống

Màu sắc trong ảnh nhợt nhạt, thiếu sức sống là một trong các lỗi màu sắc cơ bản. Chúng không phải là vấn đề của thiết lập màu sắc máy ảnh mà là bạn đã chọn độ phơi sáng sai. Bức hình thừa sáng có màu nhạt bởi màu sắc bị ánh sáng từ nguồn sáng che lấp. Do đó trong thực tế, các nhiếp ảnh gia thường giảm độ phơi sáng để bức ảnh trông đậm nét hơn.

lỗi màu sắc cơ bản
Các nhiếp ảnh gia thường giảm độ phơi sáng để bức ảnh trông đậm nét hơn (Ảnh sưu tầm)

Bạn cần đảm bảo máy ảnh có độ nhạy sáng cao hơn so với yêu cầu bức ảnh không bởi khi thiết lập như vậy, máy ảnh cần tăng độ phơi sáng. Trường hợp sử dụng máy cơ, bạn có thể giảm độ phơi sáng nhờ đóng bớt màn trập hoặc tăng tốc độ màn trập nhằm giảm thời gian phơi sáng. Trường hợp dùng máy ảnh tự động hoặc bán tự động, bạn có thể bù sáng cho ảnh. Điều này có thể tốn khá nhiều thời gian nên bạn phải thật sự kiên nhẫn.

Xem thêm: Chụp hình có chiều sâu và những kỹ thuật bạn cần nắm rõ

Không có sự tương phản

Sự tương phản trong hình ảnh giúp tăng tính ấn tượng và truyền tải nội dung theo hướng nổi bật. Có nhiều cách để tại sự tương phản trong màu sắc, phổ biến là sử dụng màu đen trên nền màu sáng và ngược lại. Nếu bạn muốn khắc phục lỗi màu sắc cơ bản này trong ảnh, bạn cần phủ lên tác phẩm gốc lớp màu tạo sự cân bằng cho màu sắc hơn.

Sử dụng quá nhiều màu sắc, chi tiết 

Việc sử dụng quá nhiều màu sắc trong một khung hình là một lỗi màu sắc cơ bản, khiến hình ảnh bị rối mắt và kém chuyên nghiệp, thu hút. Việc sử dụng hài hòa màu sắc giúp hướng chú ý của người xem vào thông điệp bạn muốn truyền tải qua hình ảnh.

Sử dụng nhiều màu bão hòa

Khi kết hợp các màu sắc có độ bão hòa cao sẽ tạo ra “hiệu ứng rung” trong hình ảnh. Cụ thể, khi nhìn vào bạn sẽ có cảm giác như mọi thứ đang di chuyển khiến hình ảnh bị nhòe đi.

Cách sử dụng màu sắc trong nhiếp ảnh

Màu sắc được chia ra làm 3 gam chính: Gam màu nóng, gam màu lạnh và gam màu trung tính. Để tránh gặp phải lỗi màu sắc cơ bản và sử dụng màu sắc trong nhiếp ảnh đẹp mắt, người chụp nên nắm được các tips sử dụng sau đây.

Gam màu nóng

Bao gồm màu đỏ, màu da cam và màu vàng.

Màu đỏ

Màu đỏ tượng trưng cho lửa, chiến tranh, đồng thời nó cũng thể hiện cho nhiệt huyết và tình yêu con người. Về mặt cơ thể, màu đỏ gây kích thích thị giác, có thể dùng để làm dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Ở các nước Châu Á, màu đỏ mang nhiều ý nghĩa, có tưởng trưng cho sự giàu có và sung túc.

Do đặc tính tác động thị giác mạnh, dễ lấn át màu sắc khác, màu đỏ nên được sử dụng khéo léo trong ảnh để tạo sự chú ý. Nếu dùng chúng không đúng cách, đối tượng chính của hình ảnh sẽ bị lấn át.

Màu da cam

Cam là gam màu sáng, tràn đầy năng lượng. Do mang các đặc điểm trên, da cam được sử dụng nhiều trong các quảng cáo thuộc lĩnh vực nước uống như nước tăng lực, nước uống thể thao, trong các event thể thao,….

Màu vàng

Màu vàng là màu sáng nhất trong gam màu nóng, mang năng lượng tích cực, hạnh phúc và tỏa sáng. Khi kết hợp màu vàng với màu đỏ, chúng sẽ tạo sức thu hút cao. Chính vì vậy mà các băng rôn, biển báo cảnh báo ,…đều sử dụng 2 màu này.

Gam màu lạnh

Màu lạnh bao gồm các màu xanh lá cây, xanh da trời, màu tía. Chúng mang lại cảm giác dịu mát, thư giãn cho người xem.

lỗi màu sắc cơ bản
Màu lạnh bao gồm các gam màu xanh lá cây, xanh da trời, màu tía (Ảnh sưu tầm)

Màu xanh lá cây

Tượng trưng cho sức sống và sự yên ả, màu xanh là màu của sự sinh sôi nảy nở. Màu sắc này rất dễ dùng, nó được sử dụng như 1 thành phần tạo sự cân bằng trong cảm nhận màu sắc hình ảnh của người xem.

Màu xanh da trời

Màu xanh sáng thì mang đến cảm giác tươi vui, màu xanh tối mang đến sự ổn định và trầm lắng hơn. Màu sắc này được dùng phổ biến trong tôn giáo do đặc tính nhẹ nhàng, yên bình của nó. Do đặc tính này nên màu xanh da trời thường được sử dụng cho các tờ rơi, ảnh về doanh nghiệp.

Màu tía

Màu tía từ thường gắn với những điều linh thiêng, biểu tượng cho sự quyền quí. Cũng vì các yếu tố này, các trang phục trong nghi lễ tôn giáo thường xuất hiện màu tím. Nếu màu tím hơi tối mang lại sự vương giả thì màu tím sáng lại mang lại cảm giác lãng mạn.

Gam màu trung tính

Gam màu trung tính thường được sử dụng làm nền hình ảnh, hoặc để pha với gam màu nóng, lạnh để làm dịu hơn. Các gam màu trung tính thường mang lại cảm giác sang trọng, đôi khi là tẻ nhạt.

Màu đen

Màu đen là màu có độ bão hòa ở mức cao nhất, thể hiện sự sang trọng và huyền bí. Nền đen rất dễ dùng và nó là phông nền khá an toàn vì nó có thể giúp che khuyết điểm của shot hình, cũng như dễ kết hợp với các màu khác.

Màu trắng

Màu trắng là đại diện cho sự tươi sáng, sạch sẽ, chúng thường gắn liền với các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các quảng cáo về thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng….hay sử dụng màu trắng. Trong ảnh sản phẩm, màu trắng hay đươc dùng để làm tôn các màu sắc khác.

Màu xám

Màu xám được nhận định là biểu tượng của sự trang nhã, dễ dùng để tôn các màu khác lên. Chúng thường được dùng để làm nền cho các bộ hình sản phẩm nhằm nâng cao tính thanh lịch.

Màu nâu

Đây là màu trượng trưng cho đất, gỗ và đá, là màu sắc của sự tự nhiên, tạo cảm giác ổn định và vững chắc. Như các màu khác trong gam màu trung tính, màu nâu cũng được dùng làm nền là chủ yếu.

Màu be và màu nâu nhạt

Màu be có lẽ là một màu thú vị nhất trong bảng màu, nó có thể nóng hoặc lạnh, tùy thuộc vào sự kết hợp với màu sắc khác. Màu be mang tính ấm của màu nâu, đồng thời mang tính lạnh của màu trắng. Màu be thường được sử dụng trong chụp ảnh món ăn.

Bài viết trên đây là tổng hợp các lỗi màu sắc cơ bản mà nhiếp ảnh gia hay mắc phải. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các kỹ thuật, mẹo chụp ảnh để từ đó ứng dụng thật tốt các kiến thức trên trong công việc.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên lưu lại và áp dụng ngay cho sản phẩm của mình. Theo dõi thêm Studio Việt Nam nếu bạn cần tìm hiểu thêm về dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ các kiến thức hữu ích và chất lượng nhất.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Ngọc Sang

Ngọc Sang

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi ngay
Chat zalo
Chat Zalo
Studio Việt Nam

TẶNG ẢNH CHỤP NỀN TRẮNG

Khi chụp concept từ 10.000.000đ