Khám phá lịch sử ống kính máy ảnh qua từng thời kỳ

Trang chủ - Tin tức - Khám phá lịch sử ống kính máy ảnh qua từng thời kỳ

Lịch sử ống kính máy ảnh trải dài từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại. So với máy ảnh, lens máy có “tuổi đời” lâu hơn. Cho tới nay, ống kính vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển để cho ra những sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho đời sống của con người. 

Lịch sử ống kính máy ảnh qua từng thời kỳ

Khái niệm ống kính máy ảnh có từ những năm sau Công nguyên và được nghiên cứu, hoàn thiện bởi nhiều người.

Thấu kính từ thời cổ đại

Ống kính nguyên bản từ thời cổ đại thực chất là thấu kính. Nhà khoa học người Ả Rập Abu Ali Hasan đã làm thí nghiệm với thấu kính dạng quả cầu và nhận ra: Đồ vật khi nhìn qua quả cầu đều bị biến đổi hình dạng. Dù dụng cụ thí nghiệm thô sơ nhưng đây vẫn được coi là nền móng cho sự phát triển ống kính máy ảnh sau này.

lịch sử ống kính máy ảnh
Abu Ali Hasan đã làm thí nghiệm với thấu kính dạng quả cầu và nhận ra đồ vật khi nhìn qua quả cầu đều bị biến đổi hình dạng (Ảnh sưu tầm)

Thấu kính ở những năm 1500

Sau đó, vào những năm 1500, con người phát hiện ra rằng vật khi nhìn qua ống kính sẽ không bị biến dạng nếu sử dụng thêm khẩu độ. Tuy nhiên họ không thể lý giải được cho hiện tượng trên.

Cũng vào khoảng thời gian trên, ống kính máy ảnh có bước tiến lớn tiếp theo với camera obscura. Trên thực tế, obscura là một căn phòng rộng có ống kính gắn trên tường. Khi ánh sáng chiếu qua thấu kính, mọi hình ảnh phía trước sẽ được chiếu thẳng lên tường. Thấu kính dùng trong camera obscura đã được các nhà nghiên cứu cải tiến thành dạng thấu kính lồi hai mặt. 

Sự ra đời của ống kính máy ảnh

Sự tiến triển mạnh mẽ của ống kính máy ảnh gắn liền với sự ra đời của nhiếp ảnh. Ống kính hoàn chỉnh đầu tiên được biết đến là do Charles Chevalier chế tạo, ngay sau khi nhiếp ảnh được phát minh vào năm 1839.

Ống kính đầu tiên

Ống kính Chevalier chế tạo là một loại tiêu sắc, chuyên chụp phong cảnh. Kết cấu bao gồm 2 phần, có tác dụng giảm độ tán sắc hay quang sai màu. Ống kỉnh chỉ đi kèm hai khẩu độ f14, f15 nên cần thời gian phơi sáng dài.

lịch sử ống kính máy ảnh
Ống kính Chevalier chế tạo là một loại tiêu sắc, chuyên chụp phong cảnh (Ảnh sưu tầm)

Ống kính thay đổi tiêu cự đầu tiên

Năm 1840, Chevalier tiếp tục cho ra mắt ống kính đầu tiên có thể thay đổi tiêu cự. Khẩu độ của ống kính là f/6, nhờ vậy thời gian phơi sáng cũng được rút ngắn. Một năm sau đó, Max Petzval – thành viên của hội nhiếp ảnh thời bấy giờ đã phát triển một phiên bản ống kính chụp chân dung tốt hơn phiên bản gốc.

Tiếp nối thành công trên, ống kính máy ảnh liên tiếp được cải tiến:

  • Thấu kính toàn cảnh (Thomas Sutton)
  • Thấu kính dạng quả cầu
  • Thấu kính Orthoskop

Ống kính được thay đổi khẩu độ đầu tiên

Khái niệm về ống kính có tính năng lựa chọn khẩu độ đầu tiên được giới thiệu vào năm 1858. Thao tác thay đổi khẩu độ được thực hiện thông qua nhiều tấm đồng có sẵn các lỗ, tương ứng với từng kích thước khác nhau. Vào nửa sau của thế kỷ 18, cấu trúc thấu kính ngày càng phức tạp hơn khi chúng được bổ sung thêm nhiều tính năng mới.

Sự cải tiến vượt bậc của ống kính máy ảnh nguyên bản qua từng thời kỳ là nền tảng vững chắc cho các loại ống kính hiện đại sau này:

  • Ống kính zoom có khả năng duy trì được tiêu điểm đầu tiên ra mắt vào năm 1902, bởi Clile C. Allen
  • Ống kính Busch Bis-Telar – ống kính tele đầu tiên, ra mắt vào năm 1095
  • Ống kính tele đảo ngược đầu tiên ra mắt vào năm 1931
  • Năm 1934, ống kính nhựa và ống kính acrylic đầu tiên xuất hiện trên thị trường
lịch sử ống kính máy ảnh
Ống kính Busch Bis-Telar – ống kính tele đầu tiên, ra mắt vào năm 1095 (Ảnh sưu tầm)

Từ năm 1930, ống kính máy ảnh đã gần như hoàn thiện, không còn giới hạn trong một chức năng như chụp phong cảnh, chụp chân dung mà dùng được cho mọi trường hợp. 

Cùng với đó, máy ảnh và máy quay cũng phát triển không ngừng khiến nhu cầu về ống kính càng tăng cao. Điều này là sự thúc đẩy cho con người tiếp tục nghiên cứu về ống kính máy ảnh và cho ra những phiên bản cao cấp hơn.

Ống kính máy ảnh thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ II

Thời kỳ hậu chiến được xem là “thời đại” của những ống kính kiểu mới, phục vụ nhiều cho việc quay và chiếu phim ảnh. Lúc này, Nhật Bản là nước chọn đầu tư vào công nghệ, bắt đầu nghiên cứu sản xuất hàng loạt máy ảnh chất lượng cao để vực dậy nền kinh tế.

Sau năm 1950, Kodak Nhật Bản là thương hiệu “thâu tóm” thị trường ống kính cũng như máy ảnh. Sau 1970, Nhật Bản vẫn chiếm phần lớn thị phần với hàng loại thương hiệu nổi tiếng: Sony, Sigma, Canon, Fujifilm, Nikon, Tamron.

Cho đến nay, lens máy ảnh hiện đại đã đã vượt xa về mặt tính năng và cấu tạo, đồng thời áp dụng nhiều thành tựu công nghệ. Do đó, việc chụp và quay hình ảnh đã trở nên đơn giản, chất lượng cũng đạt tới đẳng cấp cao hơn.

Các loại ống kính máy ảnh nổi tiếng nhất lịch sử

Tổng hợp top 5 loại ống kính máy ảnh “độc đáo” nhất lịch sử”

Lomography Petzval Portrait: Lens hiệu ứng Creamy Bokeh

Lens dành cho trường phái lomography, hưởng ứng phong trào lomo vào năm 2013. Lens có thấu kính tiêu sắc kết hợp khẩu độ waterhouse, nên cho ra hiệu ứng các góc mờ ảo đặc trưng.

Nikon 6mm f/2.8 Fisheye: Lens góc siêu rộng

Góc chụp của ống kính đạt 220 độ, chụp được cả những vật đằng sau.

Carl Zeiss Planar 50mm: Lens khẩu độ f/0.7

Lens có khẩu độ đặc biệt được chế tạo cho NASA nhằm mục đích quan sát các vùng ở vị trí xa trên mặt trăng.

Sigma 200-500mm f/2.8: Lens chụp thể thao chuyên dụng

Lens có độ zoom gần 2000x và zoom xa 1000m so với vị trí cầm máy. Bộ phận lấy nét của máy cần tới bộ pin riêng để hoạt động.

lịch sử ống kính máy ảnh
Lens có độ zoom gần 2000x và zoom xa 1000m so với vị trí cầm máy (Ảnh sưu tầm)

Nhìn chung, lịch sử ống kính máy ảnh là một hành trình dài, bắt nguồn từ khái niệm thấu kính đơn sơ nhất. Sự hoàn hảo của ống kính hiện nay là kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm cũng như nhà nghiên cứu. Trong tương lai, ống kính vẫn sẽ tiếp tục được phát triển với tính năng vượt trội hơn.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Picture of Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email