Trong những phụ kiện quan trọng của một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, không thể thiếu được Filter – thiết bị hỗ trợ rất lớn cho việc tạo nên những bức ảnh chất lượng. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết rõ Filter là gì? Có thực sự cần thiết cho nhiếp ảnh không. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất cả những gì bạn cần biết về filter máy ảnh.
Filter là gì?
Filter máy ảnh là gì? Filter hay kính lọc, được dùng để lọc ánh sáng trước khi đi vào cảm biến. Ánh sáng tự nhiên có nhiều màu sắc khác nhau và có tác động không nhỏ đến việc chụp ảnh, nên phải dùng kính lọc để hạn chế những màu sắc không cần thiết, hoặc tùy biến cho mục đích của nhiếp ảnh gia.
Có thể hiểu: filter là một lớp thủy tinh, được lắp ở phía trước ống kính máy ảnh, với mục đích bảo vệ kính và tăng chất lượng hình ảnh của bức ảnh được chụp.
Filter có thật sự cần thiết trong nhiếp ảnh?
Trong phần khái niệm ở trên, có thể hiểu rằng filter rất quan trọng trong việc bảo vệ ống kính máy ảnh và hỗ trợ tạo nên những hiệu ứng đặc biệt cho hình ảnh.
Đối với nhiếp ảnh, nhất là khi chụp phong cảnh vào ban ngày, với dải Dynamic range có hạn sẽ khó để máy ảnh thu được thông tin của 2 vùng có độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Khi đó, sử dụng kính lọc máy ảnh sẽ là cách tuyệt vời để dễ dàng chụp ảnh và cho ra được những bức ảnh chất lượng mà không cần tới Photoshop.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, nhất là đối với các máy ảnh số thì không còn quá quan trọng, bởi vùng Dynamic range ngày càng rộng.
Tuy nhiên, với những trường hợp cần phơi sáng dài như làm mịn màu nước biển thì sử dụng Filter vẫn là lựa chọn tốt nhất, điều đó sẽ giúp việc điều chỉnh thiết bị dễ dàng và cho ra được bức ảnh có chất lượng hoàn hảo.
Các loại filter máy ảnh thông dụng
Hiện nay, có rất nhiều loại Filter khác nhau, trong phạm vi bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn một số loại kính lọc phổ biến được giới nhiếp ảnh thường sử dụng. Có thể kể đến các loại filter máy ảnh: ND, UV, GND, CPL,…
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại kính lọc máy ảnh để có được lựa chọn phù hợp nhất.
Filter ND
Filter ND còn được gọi là kính lọc mật độ sáng tự nhiên. Tác dụng của loại ND là giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính máy ảnh và cho khả năng chụp ảnh ở tốc độ thấp hơn, giúp tạo ra một số hiệu ứng đặc sắc cho bức ảnh.
Có 2 loại filter ND chính:
- Filter ND giảm sáng cố định: chỉ có chỉ số giảm sáng cố định, không thay đổi được.
- Filter ND giảm sáng thay đổi: có khả năng thay đổi mức độ giảm sáng khi xoay 2 lớp filter, giá trị giảm sáng từ 5-10 stops.
Filter UV
Filter UV hay còn gọi là kính lọc máy ảnh tia ngoại tử, có khả năng ngăn cản tia cực tím đi vào thấu kính gây hại cho cảm biến ảnh của máy ảnh.
Kính lọc UV cũng giúp loại bỏ những thành phần sáng đục như sương mù hay khói gây ảnh hưởng đến màu sắc của bức ảnh. Bên cạnh đó, filter UV cũng đóng vai trò bảo vệ ống kính khỏi các tác hại bên ngoại như bụi bẩn, tia nước hoặc va đập mạnh.
Xem thêm: Review chi tiết những app chụp ảnh có filter đẹp hot nhất hiện nay
Filter GND
Filter GND là một biến thể khác của filter ND, nhưng kính lọc GND chỉ cản cường độ ánh sáng từ một phía nhất định.
Kính lọc GND thích hợp để chụp bối cảnh có cả nền trời, đường chân trời và cảnh vật dưới mặt đất. Tuy nhiên, filter không thích hợp để chụp các chuyển động nhanh hay ánh sáng thay đổi liên tục.
Filter CPL
Filter CPL là một trong những kính lọc được ưa chuộng, bởi nó không chỉ giảm cường độ ánh sáng như filter ND, mà còn cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính, loại bỏ được hiện tượng bị lóa khi chụp các mặt phản xạ.
Filter macro
Filter macro thực chất là ống kính lúp giúp phóng to chủ thể. Độ lớn của ảnh sẽ phụ thuộc vào độ phóng đại từ +1 đến +10. Tuy nhiên, hầu hết các filter macro cho ra chất ảnh khá thấp. Độ tương phản và màu sắc bị giảm so với ảnh từ ống kính ban đầu.
Filter Star
Filter Star là kính lọc tạo ra những ánh sáng lấp lánh. Bề mặt của filter có kết cấu cắt rãnh hình ngôi sao đan xen nhau. Người chụp có thể thay đổi để có được lượng cánh sao ưng ý.
Sử dụng dạng filter này, người chụp hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh khi xoay CPL quanh và chọn hiệu ứng tốt nhất cho bức hình. Bởi, kính lọc CPL sẽ có 1 phần cố định gắn chặt vào đầu kính, 1 phần khác có thể tự xoay để phân cực ánh sáng.
Lưu ý khi lựa chọn filter cho máy ảnh
Cần quan tâm một số điều sau khi lựa chọn filter cho máy ảnh để có thể dễ dàng trong quá trình chụp ảnh, cũng như mang lại những bức ảnh được như ý muốn.
Độ dày của filter
Độ dày của kính lọc máy ảnh cũng là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn. Các loại filter siêu mỏng sẽ có ưu điểm hạn chế đối đa hiện tượng viền đen. Nhược điểm là khá đắt tiền và thường không cho phép gắn thêm filter khác vào bên trên.
Cách lắp filter vào máy ảnh
Có 2 cách gắn filter vào ống kính, tùy vào nhu cầu, thói quen sử dụng để lựa chọn loại phù hợp:
- Rãnh xoắn ốc: Đối với kiểu lắp này có ưu điểm là gắn vào ống kính máy ảnh chắc chắn hơn, đồng thời bảo vệ ống kính tốt.
- Gắn vào phía trước ống kính: ưu điểm của kiểu này là độ linh hoạt cao, thích hợp với nhiều đường kính của ống kính. Nhược điểm là sẽ vất vả cho người chụp khi phải vừa cầm filter vừa chụp.
Tìm hiểu kỹ thông tin thiết bị
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại filter máy ảnh, tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại kính lọc phù hợp. Việc tìm hiểu thông tin về thiết bị thông qua viền kim loại của filter, trên đó sẽ có một số thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất để tham khảo.
Lựa chọn địa chỉ, thương hiệu uy tín
Tìm được địa chỉ uy tín cung cấp filter máy ảnh chuyên nghiệp sẽ giúp việc lựa chọn filter dễ dàng hơn nhiều. Thông tin có thể tìm hiểu dễ dàng trên mạng, việc còn lại là xác định được nhu cầu sử dụng và kinh phí để lựa chọn thiết bị phù hợp nhất.
Về thương hiệu filter uy tín, B+W hay Hoya là hai nhà sản xuất có tiếng và được nhiều người tin dùng.
Trên đây là một số thông tin về filter máy ảnh và cách sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ này của Studio Việt Nam sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời cho thắc mắc filter là gì, bổ sung thêm những kiến thức bổ ích cho việc lựa chọn và sử dụng thiết bị này hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến cách sử dụng hay một số thủ thuật cần biết khi biên tập, chỉnh sửa ảnh và video, truy cập trang web Studio Việt Nam để biết thêm chi tiết.
Studio Việt Nam với kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh thời trang, chụp ảnh profile cá nhân, doanh nghiệp,… cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thực chiến, tinh thần sáng tạo nhất định sẽ đem đến cho bạn đọc những câu trả lời hữu ích nhất cùng những sản phẩm chất lượng. Đặc biệt là những yếu tố về marketing – truyền thông, điều mà không phải đơn vị nào cũng có được.