Định dạng ảnh PNG là thuật ngữ phổ biến với nhiều người, được dùng linh hoạt cho các trường hợp, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người dùng đều chưa nhận diện được đặc điểm, tính chất của ảnh PNG so với các đuôi ảnh khác. Việc dùng đúng định dạng file sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa công dụng, tính năng của ảnh.
Định dạng PNG là gì?
PNG là dạng viết tắt của từ Portable Network Graphics, ra đời từ năm 1995. Mục đích ban đầu là thay thế cho dạng ảnh GIF. Ảnh định dạng PNG ứng dụng công nghệ nén cao nhưng không làm hao hụt dữ liệu, có hai dạng tiêu chuẩn là 8 bit và 14 bit. Điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh với các file ảnh khác là PNG hỗ trợ hiển thị ảnh trong suốt, do vậy PNG còn được biết với tên là ảnh không nền.
Công nghệ nén ảnh của PNG
Công nghệ nén ảnh PNG được nghiên cứu, tạo ra từ thư viện tham khảo libpng và nền tảng độc lập hàm C, tạo ra thành quả nén ảnh đột phá. Tuy được biết đến với tính năng chính là lưu trữ ảnh dưới dạng trong suốt, nhưng trên thực tế, ảnh nền trong suốt là một trong những loại ảnh được định dạng dưới file PNG.
Các thành phần trong ảnh PNG
Các thành phần chính trong ảnh PNG:
- IHDR phải: Chứa các header
- PLTE: Chứa bảng màu cho ảnh, đáp ứng được hầu hết các sắc tố màu sắc
- IDAT: Chứa 1 hoặc nhiều ảnh PNG
- IEND: Đánh dấu điểm kết thúc ảnh.
Ưu điểm và nhược điểm của ảnh PNG
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Từ khái niệm và ưu nhược điểm trên, PNG hiện nay được ứng dụng nhiều để tạo nguồn tài nguyên để thiết kế: Việc sử dụng ảnh không nền PNG sẽ tiết kiệm được thời gian hậu kỳ, thiết kế. Đối tượng trong ảnh sẽ tự động tách nền và có thể sử dụng được ngay sau đó. Ảnh PNG cũng cho phép người dùng tạo ra nhiều hiệu ứng sinh động, đăng tải lên website với chất lượng file tuyệt đối.
Phân biệt file ảnh PNG và JPG
Ảnh định dạng JPG được coi là dạng ảnh tiêu chuẩn cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. So với PNG, JPG nén ảnh theo phương pháp tìm các dữ liệu thừa để nén, sau đó chia ảnh thành nhiều vùng nhỏ hơn. Khi đã nén ảnh bằng công nghệ trên, bạn sẽ không thể khôi phục ảnh gốc. Do vậy, ảnh JPG thường được dùng để lưu trữ, không thích hợp để hậu kỳ ảnh.
Lời khuyên khi dùng ảnh JPG là chỉ lưu một lần, hạn chế lưu nhiều lần hay chỉnh sửa ảnh, sẽ làm giảm chất lượng đầu ra. Nếu ảnh dùng cho mục đích thiết kế như ảnh sản phẩm, poster, banner thì nên dùng PNG để có thành phẩm sắc nét.
Cách tạo định dạng ảnh PNG đơn giản
Do không thể tạo ảnh đuôi PNG trực tiếp từ máy ảnh, người dùng cần sử dụng các công cụ riêng.
Đổi đuôi ảnh bằng công cụ
Dùng các công cụ online hoặc offline để đổi thành đuôi ảnh PNG là phương pháp được nhiều người áp dụng, bao gồm cả người không chuyên. Nhược điểm của cách làm này là chất lượng ảnh sẽ kém đi, đặc biệt là khi phóng to. Một số trình duyệt chuyên chuyển đổi ảnh phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Canva, iLoveIMG, Covertio, Img2Go,…
Xuất định dạng ảnh PNG
Cách làm trên thường được dùng khi thiết kế, chỉnh sửa ảnh bằng những phần mềm chuyên nghiệp: Photoshop, Illustrator, Corel, InDesign,…Ảnh khi được xuất trực tiếp từ phần mềm sẽ có chất lượng tối đa, sắc nét.
Nhìn chung, định dạng PNG được ứng dụng, linh hoạt cho nhiều trường hợp. Trong đó, thiết kế hay đồ họa là hai ngành được khuyên nên sử dụng định dạng PNG, nhằm mang lại kết quả đảm bảo được cả hai yếu tố thẩm mỹ và kỹ thuật.