Tổng hợp ưu điểm của 10 định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay

Trang chủ - Tin tức - Tổng hợp ưu điểm của 10 định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay

Hình ảnh khi lưu về thiết bị sẽ được đặt dưới một định dạng ảnh nhất định. Mỗi loại sẽ có đặc điểm, ứng dụng riêng tùy theo từng trường hợp dùng. Việc hiểu và dùng đúng định dạng file ảnh sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa tính năng của chúng.

Định dạng hình ảnh là gì?

Đuôi file ảnh là tập hợp của các hình ảnh, có tên và được lưu trữ trong máy tính dưới dạng một chuỗi ký tự, hoặc một ký tự. Ở mỗi hệ điều hành, quy định về đuôi ảnh sẽ khác nhau, và định dạng ở hệ điều hành này sẽ không thể dùng cho hệ điều hành khác. 

định dạng ảnh
Đuôi file ảnh là tập hợp của các hình ảnh, có tên và được lưu trữ trong máy tính dưới dạng một chuỗi ký tự, hoặc một ký tự (Ảnh sưu tầm)

Định dạng ảnh được chia làm hai loại chính:

  • File bảo toàn được dữ liệu là file sau khi lưu và nén: PNG, TGA, TIFF,…
  • File không bảo toàn dữ liệu là file sẽ làm mất một phần thông tin sau khi nén: GIF, JPEG,…

10 định dạng ảnh phổ biến hiện nay

Hiện nay, ảnh thường được lưu dưới 10 tùy chọn về định dạng sau:

Định dạng JPEG

JPEG là định dạng ảnh 16 bit, được dùng phổ biến nhất hiện nay với đặc điểm nổi bật là màu sắc hiển thị đa dạng, sống động. JPEG hỗ trợ hiển thị hơn 16 triệu màu sắc khác nhau nên được dùng nhiều trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Công nghệ nén ảnh chú trọng tới việc tối ưu dung lượng nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng ảnh. Nhờ đó, thao tác đăng tải ảnh, lưu trữ hay chuyển ảnh sẽ nhanh hơn.

định dạng ảnh
JPEG là định dạng ảnh 16 bit, được dùng phổ biến nhất hiện nay với đặc điểm nổi bật là màu sắc hiển thị đa dạng, sống động (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Hiển thị trên các trang mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật số…
  • Dùng trong hình ảnh tĩnh
  • Lưu trữ ảnh
  • Hiển thị ảnh có màu sắc nhiều, phức tạp.

Định dạng PNG

PNG là định dạng ảnh được cho là cải tiến, thay thế cho định dạng GIF. PNG sử dụng công nghệ nén cao để dữ liệu trong ảnh không bị mất đi, bảo toàn ảnh ở mức cao nhất. Đặc biệt, ảnh hỗ trợ lưu trữ ảnh dưới dạng trong suốt, tương thích với hầu hết thiết bị và ứng dụng.

định dạng ảnh
Ảnh PNG hỗ trợ lưu trữ ảnh dưới dạng trong suốt, tương thích với hầu hết thiết bị và ứng dụng (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Là nguồn dữ liệu chất lượng để thiết kế, chỉnh sửa
  • Hiển thị ảnh sắc nét trên website.

Định dạng GIF

GIF là dạng hình ảnh bitmap, ảnh được phép hiển thị dưới 265 màu ở mỗi khung hình. Ảnh khi lưu dưới dạng GIF sẽ bảo toàn được toàn bộ dữ liệu, do vậy ảnh có kích thước nhỏ hơn nhưng không bị giảm chất lượng. Ngoài ra, ảnh GIF cũng là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn truyền dữ liệu trong điều kiện mạng không ổn định.

định dạng ảnh
GIF là dạng hình ảnh động bitmap, ảnh được phép hiển thị dưới 265 màu ở mỗi khung hình (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Đăng tải lên hầu hết các trình duyệt web hiện nay
  • Đăng tải lên các trang mạng xã hội
  • Lưu trữ và đăng tải ảnh động.

Định dạng PDF

PDF là dạng file di động, có thể chứa nhiều loại dữ liệu: Hình ảnh, văn bản, siêu liên kế, video, phông chữ nhúng… PDF có khả năng hiển thị đồng nhất bố cục và nội dung trên nhiều thiết bị khác nhau. Dung lượng thấp cùng tính năng bảo mật cao (có chế độ không cho phép in, chỉnh sửa) cũng giúp PDF được ưa chuộng nhiều hiện nay.

định dạng ảnh
PDF có khả năng hiển thị đồng nhất bố cục và nội dung trên nhiều thiết bị khác nhau (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Dùng làm mẫu sách, tờ rơi, tài liệu…
  • Lưu web dưới dạng PDF để tiện tham khảo.

Định dạng HEIC

Định dạng HEIC được phát minh để dành riêng cho iPhone và các thiết bị có hệ điều hành Android. Ảnh có dung lượng nhỏ hơn JPEG nhưng độ sắc nét có thể bằng hoặc tốt hơn. Do vậy, khi dùng thiết bị di động, nên ưu tiên dùng file dạng HEIC.

định dạng ảnh
Định dạng HEIC được phát minh để dành riêng cho iPhone và các thiết bị có hệ điều hành Android (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng: 

  • Dùng cho iPhone và iPad phiên bản iOS 11 trở lên
  • Dùng cho các thiết bị Android.

Định dạng RAW

Ảnh RAW là ảnh thô, chưa qua xử lý. Hiểu theo cách đơn giản, ảnh RAW là ảnh được ghi lại từ máy ảnh, chuyển trực tiếp tới bộ nhớ tạm và lưu thành một file. Ảnh lúc này có chất lượng tối đa, độ tương phản chính xác và dễ dàng chỉnh sửa.

định dạng ảnh
Ảnh RAW là ảnh được ghi lại từ máy ảnh, chuyển trực tiếp tới bộ nhớ tạm và lưu thành một file (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Dùng để làm việc, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.

Định dạng TIFF

TIFF là dạng tệp nén không làm mất dữ liệu, do đó kích thước file ảnh sẽ lớn. TIFF hiện nay tương thích với nhiều ứng dụng, phần mềm chỉnh ảnh nên được dùng rộng rãi. Ngoài ra, một ưu điểm lớn của ảnh TIFF là chất lượng được giữ nguyên kể cả khi đã qua chỉnh sửa.

định dạng ảnh
TIFF là dạng tệp nén không làm mất dữ liệu, do đó kích thước file ảnh sẽ lớn (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • In ảnh kỹ thuật số
  • Tạo bản scan
  • Dùng cho ảnh có nhiều layer.

Định dạng PSD

PSD là định dạng xuất từ phần mềm Photoshop. File sẽ lưu trữ toàn bộ thành phần và thao tác đã được thực hiện. Khi truyền file hay mở lại, bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa. Với file PSD, người dùng sẽ không bị giới hạn chỉnh sửa, tác động được đến toàn bộ layer đơn lẻ.

định dạng ảnh
PSD là định dạng xuất từ phần mềm Photoshop (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Chỉnh sửa, thiết kế ảnh.

Định dạng EPS

EPS là định dạng file xuất của Adobe Illustrator. File mô tả lại hình ảnh, bản vẽ hay bố cục; chứa được dữ liệu văn bản, đồ họa và các ảnh preview bitmap. 

định dạng ảnh
EPS là định dạng file xuất của Adobe Illustrator (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Thiết kế đồ họa.

Định dạng SVG

SVG là file hình ảnh đồ họa có vector 2 chiều, thường được dùng trên các trang mạng. Ảnh có khả năng phòng to hoặc thu nhỏ linh hoạt mà không làm giảm chất lượng ảnh. Kích thước file ảnh nhỏ, dễ nén và lưu trữ.

định dạng ảnh
SVG là file hình ảnh đồ họa có vector 2 chiều, thường được dùng trên các trang mạng (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng:

  • Dùng cho các trang web đơn giản và hình ảnh ít chi tiết
  • Dùng file SVG để vẽ các ảnh có độ phức tạp cao hoặc có độ chân thực như ảnh chụp.

Nhìn chung, JPEG, PNG hay PDF là các loại file ảnh có tính ứng dụng cao nhất, bao gồm cả đối tượng chuyên và không chuyên. Với các loại định dạng ảnh chuyên nghiệp như PSD, EPS hay TIFF, bạn có thể dùng các phần mềm đọc đuôi ảnh để thao tác dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của việc dùng đúng định dạng hình ảnh

Những hệ quả khi lưu sai định dạng ảnh:

  • Giảm chất lượng ảnh: Ảnh lưu sai định dạng khi đăng tải lên các nền tảng sẽ bị mờ, vỡ nét. Ví dụ khi đăng lên mạng xã hội, ảnh nên lưu dưới dạng TIFF, PNG thay vì JPEG quen thuộc.
  • Không đọc được ảnh: Một số định dạng sẽ chỉ mở được trên thiết bị nhất định; trong trường hợp máy không nhận dạng được ảnh, cần dùng phần mềm hỗ trợ đọc định dạng ảnh
  • Treo máy: Máy có RAM thấp, bộ nhớ nhỏ cần chọn file ảnh kích thước tối ưu.

Nhìn chung, mỗi định dạng ảnh có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dựa vào đó, người dùng có thể ứng dụng vào đúng tình huống và công việc.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email