HDR là gì? HDR là thuật ngữ “quen mặt” với nhiều người bởi chúng xuất hiện trên nhiều loại máy ảnh và camera điện thoại. Chế độ chụp trên giúp nâng cao chất lượng hình ảnh, được ưa chuộng khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu.
Chế độ HDR là gì?
HDR trong máy ảnh là gì? HDR là viết tắt của cụm từ High Dynamic Range, dịch sang tiếng Việt là Dải tương phản rộng. Chụp ảnh HDR có tác dụng gì? Chức năng của HDR là tăng độ tương phản về màu sắc cho bức ảnh. Khi ở trong môi trường thiếu sáng, HDR sẽ giúp vùng tối trở nổi bật và có độ sâu. Về tổng thể, bức ảnh sẽ sinh động và tươi sáng hơn.
Các loại HDR
Chế độ HDR trên máy ảnh có hai cách chụp: Tự động và thủ công. Trong đó, người dùng chủ yếu chụp HDR tự động bởi sự tiện lợi và chính xác cao. Khi bật HDR, máy ảnh sẽ tự động chụp ảnh liên tục với các mức độ phơi sáng nhất định và ghép lại với nhau, theo thuật toán.
Cơ chế hoạt động
Thực chất, ảnh HDR là tập hợp của nhiều ảnh được chụp liên tục, ở nhiều giá trị phơi sáng khác nhau. Sau đó, phần mềm của máy ảnh sẽ hợp nhất thành một ảnh, giữ lại các chi tiết từ vùng sáng và tối nhất, từ đó tạo thành bức ảnh hoàn hảo về cả màu sắc và ánh sáng. Với đặc điểm trên, người dùng thường chụp HDR khi chụp ngược sáng.
Trước đó, người trong giới thường ứng dụng cách làm ảnh HDR bằng Photoshop: Chụp 3 tấm liên tiếp ở 3 thời gian phơi sáng khác biệt, sau đó đưa vào Ps và dùng công cụ HDR để kết hợp các ảnh. Sản phẩm cuối cùng là ảnh có độ sáng tối rõ ràng. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nhà sản xuất máy ảnh và điện thoại đã tích hợp tính năng chụp HDR tiện lợi trên thiết bị.
So sánh ảnh HDR và ảnh thường
Công dụng của ảnh HDR sẽ nổi bật khi được so sánh với ảnh chụp ở chế độ thường, đặc biệt trong điều kiện chụp ban đêm, thiếu sáng, ngược sáng. Ảnh chụp thường sẽ không có sự đồng đều giữa vùng sáng và tối, quá chói hoặc quá tối, chủ thể bị mờ nhạt. Trong đó, ảnh HDR sẽ xử lý tốt các vùng trên ảnh, cân bằng độ sáng tối, mang lại chất lượng ảnh cao. Không những vậy, màu sắc cũng được đánh giá là sinh động và tươi sáng hơn.
Có nên bật HDR khi chụp ảnh không?
Cách chụp HDR hữu ích với các photographer nhưng chỉ nên áp dụng với một số trường hợp. Để trả lời cho câu hỏi có nên bật HDR khi chụp ảnh không, bạn cần xem xét về điều kiện chụp cũng như mục đích chụp.
Thời điểm nên chụp ảnh HDR
- Chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh ngược sáng
- Chụp ảnh ở nơi có nhiều ánh sáng phức tạp, các loại ánh sáng hướng về vật thể, làm nhiễu loạn không gian
- Chụp ảnh ở nơi có hậu cảnh sáng hơn vật thể
- Chụp ảnh ở nơi thiếu sáng.
Thời điểm không nên chụp ảnh HDR
- Chụp ảnh vật thể chuyển động
- Chụp ảnh ở không gian đa màu sắc
- Chụp ảnh với đèn flash.
Nhìn chung, HDR sẽ phát huy được hết tác dụng nếu bạn biết cách dùng ở đúng trường hợp. Nếu dùng sai cách, ảnh thành phẩm có thể bị nhòe, mờ hoặc sai màu sắc.
Cách chụp ảnh HDR bằng máy ảnh chuyên nghiệp
Hướng dẫn chụp ảnh HDR trên camera chuyên nghiệp:
- Bước 1: Ổn định máy ảnh bằng chân máy hoặc bề mặt phẳng để tránh tình trạng ảnh HDR bị mờ nhòe
- Bước 2: Cài đặt thông số phơi sáng trên máy ảnh, chọn tăng dải động cho một trong hai vùng tối/sáng hoặc cả hai vùng. Bức ảnh sẽ hoàn hảo hơn nếu được phơi sáng ở những chi tiết nổi bật.
- Bước 3: Hợp nhất hình ảnh bằng phần mềm chuyên dụng có khung phơi sáng như Photoshop, Photomatix
- Bước 4: Chỉnh hiệu ứng theo ý muốn.
Những vấn đề thường gặp khi chụp chế độ HDR
Khi chụp ảnh với chế độ HDR, người dùng thường sẽ gặp những vấn đề sau:
Hình ảnh bị làm phẳng
Làm phẳng hình ảnh là vấn đề phổ biến nhất đối với chế độ chụp HDR. Nguyên nhân là ảnh bị giảm độ tương phản giữa các vùng sáng tối, làm ảnh kém phần tự nhiên. Do vậy, việc điều chỉnh HDR cần được kiểm soát, cân bằng được độ tương phản để ảnh hấp dẫn hơn.
Xuất hiện đám mây đen
Khi chụp phong cảnh bằng chế độ HDR, ảnh sẽ có hiện tượng đám mây đen trên bầu trời. Để xử lý vấn đề trên, bạn nên đặt chế độ ở mức thích hợp sao cho đám mây vẫn giữ được độ tự nhiên, phương án thứ hai là không điều chỉnh độ sáng tối ở khu vực mây.
Xuất hiện ánh hào quang
Việc tăng độ tương phản quá cao sẽ tạo ra vùng sáng xung quanh các vị trí có sự đối lập nhau về màu sắc, ánh sáng. Chỉnh sửa HDR nhẹ nhàng sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng trên.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp HDR là gì, cùng với những thông tin cần biết về chế độ chụp lợi ích này. Hơn hết, ảnh HDR chỉ có hiệu quả khi được chụp và dùng đúng cách.