Cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm không yêu cầu quá cầu kỳ, mà thiên về sự tinh tế nhiều hơn. Không chỉ dành cho người mẫu thực hiện trong những shoot hình, mà các nhiếp ảnh gia cũng nên nghiên cứu những cách tạo dáng này. Như vậy, không những người mẫu sẽ có được những ý tưởng tạo dáng mới để bộ ảnh đa dạng và thu hút hơn, mà còn tiết kiệm được thời gian cho cả ekip.
Nguyên tắc khi tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm
Khi áp dụng một số nguyên tắc, cách tạo dáng của mẫu sẽ phù hợp hơn với sản phẩm và không cần chỉnh sửa quá nhiều.
- Chọn dáng chụp phù hợp với loại mỹ phẩm cần quảng bá
Dựa trên hình dáng và chức năng của mỗi loại, mẫu sẽ luôn có cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu là một shoot hình chụp với son môi, thì dáng môi của mẫu phải như thế nào? Ngón tay nên đặt ở đâu trên sản phẩm? Hoặc khi một thỏi son có hình trụ, mẫu nên thể hiện khía cạnh nào ở phía trước, và vị trí của nó nên đặt ở điểm nào trên khuôn mặt.

- Tôn lên ưu điểm của người mẫu
Về ngoại hình, mỗi người đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Người mẫu chuyên hay không chuyên cũng cần phải biết ưu điểm của mình để thể hiện ra trong những bức ảnh và che đi khuyết điểm. Khi đó, người mẫu mới có thể phối hợp với sản phẩm để tạo ra kiểu dáng thích hợp nhất.
Ví dụ, nếu một người mẫu có khuôn miệng đẹp nhưng gò má cao, thì có nên thể hiện góc nghiêng quá mức hay không? Tốt hơn hết là cô ấy nên chụp góc trực diện để ống kính tập trung vào khuôn miệng hơn là gò má.
- Thể hiện rõ tinh thần của thương hiệu
Chúng ta không nên lầm tưởng rằng, mỹ phẩm chỉ để làm đẹp nên thương hiệu nào cũng giống nhau. Trên thực tế, mỗi thương hiệu đều có bản sắc và “linh hồn” riêng của họ. Và đó là điều mẫu cần thể hiện ra trong những bức ảnh để truyền tải cái “tôi” của thương hiệu đến với khách hàng..

Ví dụ, motto của Clinique là “No fragrance. Just happy skin” (Không mùi thơm. Chỉ có là da tươi tắn), thì người mẫu cần thể hiện sự vui vẻ, lạc quan trên khuôn mặt.
Không chỉ vậy, người mẫu cũng cần tương tác với làn da để người xem hiểu rằng, thương hiệu đề cao sức khỏe làn da.
Cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm
Một số cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm:
Người mẫu tạo dáng chụp chân dung
Chụp ảnh quảng cáo mỹ phẩm với người mẫu không còn là hình thức xa lạ. Cách chụp chân dung người mẫu là để thể hiện sự thay đổi rõ rệt, mới mẻ và hiệu quả khi người mẫu sử dụng loại mỹ phẩm đó. Đối với hình thức chụp chân dung, người mẫu không cần quá cầu kỳ về cách tạo dáng cơ thể, và cũng không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật chụp. Quan trọng nhất chính là biểu cảm trên gương mặt của mẫu và quá trình hậu kỳ sao cho hoàn hảo.

Tùy vào từng loại sản phẩm, người mẫu có thể tập trung biểu cảm và thể hiện trên các bộ phận được sử dụng mỹ phẩm. Các mỹ phẩm là như đồ trang điểm thường được các nhiếp ảnh da tập trung vào khuôn mặt. Ví dụ, tạo dáng khuôn miệng và môi khi chụp ảnh cho son, biểu cảm bằng ánh mắt khi sản phẩm mà mascara. Hay các mỹ phẩm dưỡng da, chăm sóc tóc thường được tập trung vào cơ thể, ví dụ tương tác với tóc khi dùng sản phẩm dầu gội sao cho thể hiện được hết các công dụng của sản phẩm như mềm mượt, tạo nếp.
Cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm đang sử dụng
Cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm này có nghĩa là chụp quá trình tương tác và sử dụng sản phẩm của người mẫu. Ưu điểm của cách thức này là tạo sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và sử dụng chúng. Người mẫu có thể đa dạng và thoải mái tạo dáng như ngồi, nằm, nhảy với các biểu cảm gương mặt vui tươi, thể hiện được sự an tâm và tin tưởng với các sản phẩm đang sử dụng.

Cách chụp này có thể làm nổi bật sự sinh động và chân thực, nên đặc biệt yêu cầu mẫu phải nghiêm túc khi được hướng dẫn tạo dáng. Một số động tác đắt giá như hai tay chạm nhẹ vào má, cảm nhận là da đang thay đổi từng ngày nhờ tác dụng của sản phẩm mỹ phẩm,…
Cách tạo dáng chụp ảnh với mỹ phẩm đa dạng giúp cho bộ ảnh ấn tượng và có sức hấp dẫn. Người mẫu chuyên nghiệp không chỉ dựa vào kỹ thuật và kinh nghiệm. Vì tác dụng chung của mỹ phẩm là làm đẹp, người mẫu cần có sự tinh tế để cảm nhận, sau đó thể hiện sự đặc trưng và nét nổi bật của sản phẩm trên tay mình. Như vậy, khách hàng mới có thể hiểu và đặt niềm tin vào sản phẩm.