Cách sắp xếp bố cục chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp nhất 

Trang chủ - Tin tức - Cách sắp xếp bố cục chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp nhất 

Để chụp được những tòa nhà, công trình xây dựng đẹp mắt, bố cục chụp ảnh kiến trúc có vai trò quan trọng vì nó quyết định đến cách đối tượng được đặt trong khung hình. Thế nhưng, với nhiều người điều chỉnh bố cục khi chụp là vấn đề khó khăn. Trong bài viết này, Studio Việt Nam sẽ điểm qua các cách sắp xếp bố cục sao cho chuyên nghiệp nhất khi tiến hành chụp ảnh kiến trúc.

Bố cục chụp ảnh kiến trúc là cách sắp xếp các yếu tố/đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.  Một bức ảnh đẹp, hoàn hảo bên cạnh các yếu tố như máy ảnh chuyên nghiệp, ánh sáng tốt, chủ thể đẹp,… thì bố cục chụp cũng là điều quan trọng mà nhiếp ảnh cần chú ý.

Các bố cục chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp 

Để có được một bố cục chụp ảnh kiến trúc đẹp, các nhiếp ảnh sẽ phải thực hành nhiều bố cục khác nhau. Trong đó, có một số bố cục được họ vận dụng nhiều trong các tác phẩm của mình.

Bố cục đối xứng

Bố cục chụp ảnh kiến trúc đối xứng là kiểu bố cục đặt chủ thể trên đường trung trực của ảnh, chia không gian ra thành hai phần đối xứng nhau. Khi chụp sẽ căn chỉnh chủ thể vào khu vực chính giữa khung hình dưới dạng cân đối hai bên như thể hình ảnh được nhìn qua một tấm gương phẳng.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Bố cục chụp ảnh kiến trúc đối xứng tạo sự cân đối hai bên cho chủ thể (Ảnh sưu tầm)

Bố trí ảnh theo đối xứng có tác dụng giúp tổng thể tấm hình trở nên bắt mắt và hài hoà. Các chi tiết được sắp xếp có trật tự, mang đến cho người xem cảm giác ấn tượng mạnh mẽ. Ngoài ra, việc sử dụng bố cục đối xứng còn giúp nhấn mạnh các chi tiết thiết kế của kiến trúc dù đang chụp ảnh toàn bộ hay chỉ một phần chủ thể.

Quy tắc chụp này thường được dùng trong các tác phẩm chụp công trình kiến trúc, tượng đài hay những góc nhìn ngày thường của cuộc sống. Trong kiến trúc, kiểu bố trí đối xứng sẽ được ứng dụng khi chủ thể mang lại hiệu ứng thị giác tốt nhất tại vị trí trung tâm khung hình. Nhất là với những đối tượng có cấu trúc và các chi tiết thể hiện sự cân đối.

Bố cục 1/3

Bố cục 1/3 là một trong những kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất, còn được biết đến là quy tắc “điểm vàng” trong nhiếp ảnh kiến trúc. Bức ảnh sẽ được chia làm 9 ô hình chữ nhật bằng nhau, 3 phần dọc ngang. Bốn điểm giao nhau ở chính giữa là “linh hồn” của toàn bộ tấm hình.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Bố cục 1/3 là một trong những kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh kiến trúc (Ảnh sưu tầm)

Khi chụp theo quy tắc 1/3, người chụp cần đặt đối tượng trọng tâm dọc theo các đường kẻ, hoặc đặt tại một trong bốn điểm giao nhau của khung ảnh. Điều này không khó thực hiện dù bạn là người mới. Bởi hiện nay các dòng điện thoại thông minh và máy ảnh đều có cài đặt hiển thị chế độ lưới (live view) giúp người chụp thấy rõ các đường kẻ dọc ngang và điểm giao nhau để áp dụng hiệu quả.

Bố cục 1/3 được ứng dụng nhiều trong chụp ảnh các hoạt động đời sống thường ngày. Và trong kiến trúc, quy tắc này cũng được dùng khá phổ biến. Chúng giúp người chụp làm nổi bật chủ thể, đồng thời tạo sự cân bằng cho toàn bộ không gian bức hình.  

Bố cục xiên/đường chéo/tam giác

Bố cục xiên/đường chéo/tam giác là nghệ thuật trong sắp xếp các chi tiết ảnh. Các chi tiết sẽ được bố trí theo hướng từ “góc tới góc” theo quy luật đường xoáy phát triển Fibonacci. Cụ thể, trọng tâm sẽ ở góc ảnh này và phát triển dần theo đường xiên đến góc ảnh kia. Tại vị trí đường chéo, các vật thể được sắp xếp với số lượng và mật độ nhiều hơn các khu vực khác trong cùng khung hình.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Bố cục xiên/đường chéo/tam giác là nghệ thuật trong sắp xếp các chi tiết ảnh (Ảnh sưu tầm)

Về vai trò, bố cục đường chéo có tác dụng nhấn mạnh phối cảnh, tạo ra tính động và độ sâu cho bức ảnh. Vận dụng sáng tạo quy tắc này sẽ tăng vẻ hấp dẫn, sống động và khiến người xem không bị nhàm chán. Nhiếp ảnh gia khi vận dụng bố cục này cũng dễ dàng trong phát huy ý tưởng và tạo ra nhiều góc hình sáng tạo, đẹp mắt.

Bố cục đường chéo thường được sử dụng nhiều trong các trường hợp chụp khung cảnh nhằm nhấn mạnh chủ thể. Cụ thể như bức ảnh chụp khách sạn Hotel de Ville ở Paris. Thường chúng ta ít khi nhìn khách sạn ở góc độ này. Và trong bức hình, phối cảnh với đường chéo và tam giác đã được vận dụng triệt để trong khai thác góc nhìn kiến trúc mới lạ. Khi chụp với góc máy như vậy, nhiếp ảnh đã giúp người xem cập nhật thêm một “vẻ đẹp” khác của công trình.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Ví dụ về đường chéo trong ảnh chụp khách sạn Hotel de Ville Paris (Ảnh sưu tầm)

Bố cục theo mô thức (vần luật)

Vần luật hay mô thức là hình thức tạo hình ảnh theo quy luật sắp xếp các chi tiết, mảng màu, đường nét, hình khối lặp đi lặp lại có nhịp điệu hoặc biến tấu một cách độc đáo.  

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Quy luật sắp xếp các chi tiết, mảng màu, đường nét,… lặp đi lặp lại tạo nên nét độc đáo cho bố cục vần luật (Ảnh sưu tầm)

Trong nhiếp ảnh kiến trúc, có 4 loại vần luật là:

  • Vần luật liên tục: còn gọi tiết điệu là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại thay đổi có nhịp điệu
  • Vần luật tiệm biến: là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại có thay đổi theo quy luật (tăng dần, giảm dần hoặc biến thể theo một dạng hình học, màu sắc)
  • Vần luật biến tấu: là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại có biến tấu (có thay đổi đột biến)
  • Vần luật giao thoa: còn gọi là vần luật đan xen là thủ pháp hòa trộn, đan xen các hệ vần luật.

Bố cục vần luật được ứng dụng nhiều trong chụp ảnh thời trang, phong cảnh và các công trình kiến trúc bởi giá trị nghệ thuật cao. Khi ảnh chụp theo quy tắc này thường mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc với hiệu ứng thị giác ấn tượng. Một khi khung hình được sắp xếp theo đúng vần luật, mỗi chi tiết đều có sức hút mạnh mẽ trong dẫn dắt, tập trung ánh nhìn của người thưởng thức ảnh.

Bố cục tạo hình trong khung

Đây là quy tắc lồng khung cảnh trong khung cảnh. Người chụp sẽ lựa chọn một chi tiết nào đó làm khung cho chủ thể của ảnh, tăng tính mới lạ, đặc biệt cho góc nhìn chủ thể.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Tạo hình trong khung là bố cục tăng tính mới lạ, đặc biệt cho góc nhìn chủ thể (Ảnh sưu tầm)

Bố cục chụp ảnh kiến trúc tạo hình trong khung thường được ứng dụng nhiều trong ảnh phong cảnh. Đối với quá trình thiết kế kiến trúc, đây là cũng kiểu được các nhiếp ảnh sử dụng phổ biến. Quy tắc này có tác dụng cô đọng nội dung bức hình, hạn chế được các khoảng không trống trải và chi tiết dư thừa.

Ngoài ra, việc có thêm khung cảnh trong bức ảnh có tác dụng ẩn dụ nhiều tầng ý nghĩa, câu chuyện. Do đó, các nhiếp ảnh gia thường “ưu ái” quy tắc này trong việc thể hiện dụng ý tác phẩm của mình. 

Bố cục theo chủ đề trên “đường vàng – điểm vàng”

Các kiểu ảnh hình vuông (tỉ lệ 1:1) hoặc hình chữ nhật (3:2 hoặc 4:3) luôn có 5 điểm ảnh sở hữu sức hút mãnh liệt đến thị giác người xem. Trong đó, 1 điểm nằm ở trọng tâm, 4 điểm còn lại là giao của các trục tỉ lệ vàng với khung ảnh. Các trục tỉ lệ với khung ảnh được gọi là đường vàng. 5 điểm ảnh trên gọi là điểm vàng. Chủ thể sẽ dựa theo các đường vàng và điểm vàng để tạo ra bức hình hoàn hảo nhất.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Chủ thể sẽ dựa theo các đường vàng và điểm vàng để tạo ra bức hình hoàn hảo nhất (Ảnh sưu tầm)

Bố cục đường vàng – điểm vàng được sử dụng trong các kiểu chụp về con người, phong cảnh,… Chụp ảnh theo bố cục này sẽ giúp chủ thể khai thác nổi bật, ấn tượng nhất. Ngoài ra, tổng thể bức hình sẽ trở nên hài hoà, các chi tiết bố trí tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho người xem khi ngắm nhìn.

Bố cục tạo hình trên đường dẫn, đường tựa

Bố cục tạo hình trên đường dẫn, đường tựa là khả năng liên kết chủ thể với đường chuyển động hoặc tựa chúng vào đường dẫn giúp tăng tính chặt chẽ về cấu trúc ảnh. Đặc biệt, chủ thể sẽ được bật ra khỏi quy luật hai chiều của bức ảnh, tăng vẻ sinh động, cuốn hút cho tác phẩm.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Bố cục tạo hình trên đường dẫn, đường tựa tạo sự chặt chẽ, cuốn hút cho bức ảnh (Ảnh sưu tầm)

Tạo hình trên đường dẫn, đường tựa thường sử dụng trong chụp ảnh con người và phổ biến nhất là phong cảnh. Trong kiến trúc, bố cục này cũng được áp dụng. Nhất là với những công trình rộng lớn, vĩ đại thì tác dụng của đường dẫn, đường tựa càng phát huy hiệu ứng thị giác hiệu quả.

Một ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng thành công quy tắc này trong chụp ảnh kiến trúc là hình tượng tháp Eiffel của Pháp. Trong bức ảnh tháp Eiffel, tác giả đã sử dụng đường đi để làm đường dẫn hướng. Các đường thẳng trên mặt đất có tác dụng dẫn dắt người xem đến với chủ thể tháp ở xa hơn.  

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Hình ảnh tháp Eiffel theo bố cục đường dẫn ấn tượng (Ảnh sưu tầm)

Phá bố cục   

Phá bố cục không phải là không có bố cục. Quy tắc này có bố cục, nhưng được các nhiếp ảnh “phá vỡ” đi để tìm được cái đẹp hơn. Không phải ai cũng thực hiện thành công được dạng này, nó thể hiện bản lĩnh của người nhiếp ảnh như một nhà nghệ sĩ trong việc tạo ra bức ảnh ấn tượng, đặc biệt và ý nghĩa.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Phá bố cục thể hiện bản lĩnh của nhiếp ảnh qua các tác phẩm ảnh ý nghĩa (Ảnh sưu tầm)

Phá bố cục không giới hạn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tuỳ sức sáng tạo và khả năng lên ý tưởng mà người chụp linh hoạt thay đổi. Trong kiến trúc, phá bố cục được các nhiếp ảnh gia ứng dụng trong các bức ảnh mang giá trị nghệ thuật cao. Những công trình nhiều chi tiết hay hoa văn cầu kỳ… là những lựa chọn hoàn hảo để vận dụng.

Xem thêm: Các loại bố cục trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp

Trên đây là 8 trong nhiều những kiểu bố cục khác mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng khi chụp ảnh kiến trúc. Với những người mới chụp, hãy thực hành thường xuyên các bố cục trên để nâng cao chất lượng bức ảnh. Đặc biệt, có thể trong quá trình khám phá, bạn sẽ tìm ra được những quy tắc chụp chất lượng hơn.

Tuy nhiên, để chụp được một bức ảnh kiến trúc đẹp không chỉ cần tới bố cục chụp ảnh kiến trúc chuẩn. Dưới đây là một số mẹo chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp không thể bỏ qua.

Bí kíp chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp và ấn tượng

Chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp không thể thiếu những bí kíp “không phải ai cũng biết”.

Chụp nhiều thời điểm trong ngày và các kiểu thời tiết

Mọi người thường có xu hướng chọn thời điểm ánh sáng ấn tượng nhất để chụp ảnh kiến trúc ví dụ như hoàng hôn hoặc bình minh. Tuy nhiên, chụp một loạt các hình ảnh ở các thời điểm khác nhau trong cùng một ngày hoặc thậm chí trong các điều kiện khác nhau có thể tạo nên những shoot hình ấn tượng, mang tới góc nhìn trực quan nhất cho chủ thể.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Chụp một chủ thể ở nhiều thời điểm khác nhau để mang lại góc nhìn trực quan nhất (Ảnh sưu tầm)

Chú trọng vai trò của đường chân trời

Theo định nghĩa phổ thông thì đường chân trời (Horizon) là một đường thẳng không thấy rõ ràng ở vô cực mà mọi điểm hay đường thẳng khác đều quy về nó. Trong các bức ảnh, đường chân trời thường là đường thẳng nằm ngang, phân chia ranh giới giữa vùng trời và vùng đất khi nhìn một khung cảnh nào đó. Tuy nhiên, trong nhiều phối cảnh đường chân trời sẽ bị ẩn bởi cảnh vật.

Trong nhiếp ảnh kiến trúc hay thiết kế kiến trúc, đường chân trời cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Một bức ảnh có đường chân trời tốt sẽ tạo tính ổn định, chắc chắn trong cấu trúc khung hình. Bên cạnh đó, ảnh chụp sẽ trông gọn gàng, tạo cảm giác an toàn, thư thái cho người xem ảnh.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Một bức ảnh có đường chân trời tốt sẽ tạo tính ổn định, chắc chắn trong bố cục (Ảnh sưu tầm)

Để kiểm tra đường chân trời, người chụp có thể sử dụng thước ngắm được tích hợp sẵn trong máy ảnh của mình. Ngoài ra, hãy cài đặt hiển thị đường khung lưới trong màn hình LCD khi chụp. Nó sẽ giúp bạn phát hiện và căn chỉnh đường chân trời phù hợp, đẹp mắt cho bức ảnh.

Đường chân trời thường ứng dụng nhiều cho chụp ảnh phong cảnh. Khi đó, người chụp sẽ đặt đường chân trời vào hai đường chính nằm ngang. Mục đích của việc làm trên là hướng người xem chú ý vào đất hoặc bầu trời.

Nếu bạn muốn nhấn mạnh vào đất, hãy đặt đường chân trời lên phía trên. Điều này sẽ làm cho đất chiếm đa số diện tích trong bức ảnh, thu hút được người xem chú ý vào nó. Tùy vào nội dung tấm hình mà người chụp cân nhắc đặt đường chân trời sao cho phù hợp.

Xem thêm: Tìm hiểu về tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh

Tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng luôn là “ưu tiên” hàng đầu trong nhiếp ảnh kiến trúc, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên. Nó giúp nhấn mạnh một không gian hay cấu trúc cụ thể. Do đó, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự hiểu biết của nhiếp ảnh gia về những công trình kiến trúc.

Khai thác hiệu quả yếu tố con người

Trước đây, sự xuất hiện các yếu tố con người trong nhiếp ảnh kiến trúc được coi là  “làm ô nhiễm” vẻ đẹp thuần khiết của những công trình thiết kế.Tuy nhiên ngày nay, một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang bắt đầu đi ngược xu hướng này.

Rõ ràng yếu tố con người sẽ làm nổi bật kiến trúc. Người chụp có thể sử dụng con người để làm rõ mục đích của các công trình, làm nổi bật các chi tiết hoặc truyền tải tâm trạng thông qua ngôn ngữ cơ thể.

bố cục chụp ảnh kiến trúc
Người chụp có thể sử dụng con người để làm rõ mục đích của các công trình kiến trúc (Ảnh sưu tầm)

Khám phá nhiều góc chụp

Một lời khuyên khi chụp ảnh kiến trúc là hãy chọn nhiều góc chụp khác nhau cho bức ảnh của bạn: góc rộng, góc nghiêng, góc cận cảnh,…để làm phong phú hơn cho tác phẩm của mình.

Các nhiếp ảnh gia cũng có thể chọn những góc thú vị hơn nữa với một chiếc drone. Bạn chỉ cần dùng nó để khai thác cả một “thế giới mới” được mở ra ở những nơi mà không ai có thể cầm máy “nháy” được.

Những lưu ý khi chụp ảnh kiến trúc

Khi chụp ảnh kiến trúc, người chụp cần lưu ý các vấn đề sau:

Tìm hiểu kỹ về chủ thể, đối tượng chụp

Trước khi chụp một tòa nhà hoặc một công trình kiến trúc nào, bạn nên dành một chút thời gian để tìm hiểu về nó. Chẳng hạn như khám phá xung quanh bên ngoài tòa nhà và khám phá bên trong nếu có thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch sử, cách xây dựng và hoạt động của chúng.

Việc làm này sẽ giúp người chụp đưa ra định hướng cho bức ảnh để quyết định phong cách chụp nào sẽ tạo ra kết quả ấn tượng nhất. Chẳng hạn một công trình có lịch sử lâu đời và cổ kính, phong cách chụp hình đen trắng có thể mang lại cảm giác vượt thời gian và tạo điểm nhấn trong tâm trí người xem.

Kiểm soát ánh sáng tốt với HDR

Chụp ảnh kiến trúc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng tự nhiên. Do đó, HDR sẽ là công cụ giúp bạn có được phiên bản hoàn hảo nhất về vùng sáng, vùng tối và tông màu trong cùng một bức ảnh. Người chụp chỉ cần chụp một loạt các khung hình giống nhau với độ phơi sáng khác nhau. Cuối cùng, kết hợp các hình ảnh lại với nhau để có được hình ảnh cân bằng nhất.

Tình trạng thay đổi của kiến trúc trong ảnh do ống kính

Đây là trường hợp có thể làm hỏng một bức ảnh kiến trúc tuyệt vời. Sự biến dạng ống kính tạo ra sự cong vênh không tự nhiên khiến chủ thể không theo tỷ lệ hoặc làm cho các đường thẳng bị cong đi.

Nếu áp dụng đúng các yếu tố này, bức hình của bạn không chỉ đẹp về thẩm mỹ, hài hoà về bố cục mà còn mang giá trị nghệ thuật cao. Tuy nhiên, để có được điều đó là cả quá trình học hỏi, trải nghiệm và khám phá. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu chụp ảnh kiến trúc cho mục đích thương mại thì sử dụng dịch vụ chụp ảnh là lựa chọn hợp lý.

Studio Việt Nam – Đơn vị chụp ảnh kiến trúc chuyên nghiệp

Hiểu được đặc điểm của chụp ảnh kiến trúc và nhu cầu của khách hàng, Studio Việt Nam tự tin cung cấp dịch vụ chụp ảnh kiến trúc với chất lượng tốt nhất:

Dịch vụ chuyên nghiệp

Chất lượng dịch vụ là một trong những thế mạnh của Studio Việt Nam, khẳng định tên tuổi của studio giữa “hàng ngàn” cơ sở chụp ảnh khác:

  • Nhân viên hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình 24/7
  • Quy trình làm việc chi tiết, cụ thể
  • Cam kết không phát sinh chi phí ngoài hợp đồng.

Chất lượng sản phẩm hoàn hảo

Studio Việt Nam có chính sách cam kết về chất lượng ảnh thành phẩm cho khách hàng đối chiếu. Đây cũng là yếu tố khẳng định giá trị hình ảnh tại Studio Việt Nam luôn được đề cao. Ảnh trước khi bàn giao được chỉnh sửa và đóng gói kỹ lưỡng. Studio nhận sửa ảnh theo nhu cầu cho tới khi khách hàng hài lòng. Ngoài ra, mỗi gói chụp sẽ có khuyến mãi hoặc hậu đãi kèm theo riêng.

Đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao

Để cho ra bức ảnh hoàn thiện, người chụp phải có tay nghề cao cùng khả năng áp dụng quy tắc sắp xếp bố cục chụp ảnh kiến trúc vào thực tế. Đội ngũ nhân sự tại Studio Việt Nam đều được đào tạo bài bản về chuyên môn chụp ảnh, tạo dáng cho ảnh, edit nhằm mang tới cho khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Liên hệ với Studio Việt Nam ngay bây giờ để nhận tư vấn chi tiết về quy trình chụp ảnh.

Bên cạnh các kỹ năng đã có, trong nhiếp ảnh, bạn cũng phải thường xuyên tập luyện các kiến thức mới. Luyện tập nhiều hơn để giải phóng sự sáng tạo, góp phần tạo nên những tác phẩm có giá trị. Với những thông tin mà Studio Việt Nam chia sẻ về bố cục chụp ảnh kiến trúc ở trên, ngay bây giờ bạn đã có thể sẵn sàng thực hành cho các buổi chụp ảnh thực tế của mình.

Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình hoặc dịch vụ chụp ảnh kiến trúc, khách hàng có thể tham khảo: Dịch vụ chụp ảnh kiến trúc

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email