Bật mí kinh nghiệm mua máy ảnh Fujifilm cũ chất lượng không thể bỏ qua

Trang chủ - Thiết bị chụp ảnh - Bật mí kinh nghiệm mua máy ảnh Fujifilm cũ chất lượng không thể bỏ qua

Để mua được máy ảnh Fujifilm cũ chất lượng người dùng nên trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết. Mỗi kinh nghiệm đều sẽ giúp tránh được các vấn đề hỏng hóc xảy ra không đáng có khi lựa chọn thiết bị cũng như đảm bảo quá trình sử dụng máy ảnh lâu hơn. Cùng tham khảo ngay những bí quyết khi lựa chọn thiết bị Fujifilm cũ qua bài viết ngay sau đây.

Kinh nghiệm mua máy ảnh Fujifilm cũ không nên bỏ qua

Cùng điểm qua những chia sẻ cách lựa chọn máy ảnh Fujifilm cũ để lựa chọn được những thiết bị máy ảnh chất lượng nhất.

Kiểm tra thiết kế và các chi tiết bên ngoài máy ảnh Fujifilm cũ

Trước khi chọn mua một chiếc máy ảnh Fujifilm cũ, người dùng nên kiểm tra cẩn thận thiết kế và các chi tiết bên ngoài máy ảnh. 

máy ảnh fujifilm cũ
Trước khi chọn mua một chiếc máy ảnh cũ, người dùng nên kiểm tra cẩn thận thiết kế và các chi tiết bên ngoài máy ảnh (Ảnh sưu tầm)

Kiểm tra tổng quát bề ngoài máy ảnh

Nếu một chiếc máy ảnh có bề ngoài quá trầy xước hoặc cũ mòn, chắc chắn nó đã được sử dụng trong thời gian dài hoặc khả năng chụp ảnh không còn tốt. Còn nếu máy xuất hiện các vết xước, vết nứt lớn rất có thể máy đã xảy ra va chạm mạnh hoặc bị rơi vỡ. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chụp ảnh của máy.

máy ảnh fujifilm cũ
Người mua có thể dễ dàng kiểm tra màn hình máy ảnh xem có bị nứt vỡ, trầy xước hay bong tróc hay không bằng mắt thường (Ảnh sưu tầm)

Trong trường hợp bạn mua một chiếc máy có nguyên hộp thì hãy kiểm tra các giấy tờ kèm theo. Ngoài ra, bạn nên so sánh số seri bên ngoài vỏ hộp, trên phiếu bảo hành và ở phần đáy của máy ảnh xem các số liệu có trùng khớp nhau hay không. Việc này sẽ giúp người dùng đánh giá phần nào chất lượng cũng như độ thật giả của máy ảnh. 

Kiểm tra ốc vít

Sau khi kiểm tra vỏ ngoài và các số liệu, bạn nên kiểm tra các ốc vít trên thân máy. Nếu thấy ốc vít bị hoen rỉ hoặc toét ren thì khả năng là chiếc máy ảnh đó đã bị tháo ra để sửa chữa. 

Các chi tiết máy

Tiếp đến hãy quan sát các chi tiết máy như: nắp thẻ nhớ, nắp đậy pin, nắp che đầu ra dây nguồn video, nguồn sync. Bởi nếu những vị trí này có quá nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến khả năng kết nối của máy ảnh Fujifilm với các thiết bị bên ngoài. 

máy ảnh fujifilm cũ
Tiếp đến hãy quan sát các chi tiết máy máy như: nắp thẻ nhớ, nắp đậy pin, nắp che đầu ra dây nguồn video, nguồn sync (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, các máy ảnh DSLR Fujifilm có phần báng tay cầm nhô ra và được bọc bằng các lớp da mỏng nên nếu thấy lớp da này có biểu hiện bị bong tróc, trầy xước thì bạn nên cân nhắc. Bởi dưới lớp da mỏng này thường có 1-2 ốc vít cố định thân máy, phần này bị trầy xước thì có khả năng máy đã phải sửa chữa.

Sau khi đã hoàn tất kiểm tra thiết kế cũng như các chi tiết của máy, nếu không có gì vấn đề gì người dùng nên tiếp tục kiểm tra đến các chức năng hoạt động của máy ảnh.

Kiểm tra các chức năng hoạt động của máy ảnh Fujifilm cũ

Để kiểm tra máy ảnh fujifilm cũ có hoạt động tốt hay không, ngoài việc kiểm tra vỏ bên ngoài, các chức năng bên trong cũng nên được xem xét kỹ càng. 

Kiểm tra số shots

Kiểm tra số shots của chiếc máy ảnh giúp người dùng biết được mức độ mà máy đã sử dụng. Với những dòng máy DSLR, tuổi thọ màn trập của máy thường là 100.000 – 400.000 lần liên tục. Nếu chiếc máy ảnh bạn muốn mua có số shots gần bằng con số giới hạn này thì nên cân nhắc. 

máy ảnh fujifilm cũ
Kiểm tra số shots của chiếc máy ảnh giúp người dùng biết được mức độ mà máy đã sử dụng (Ảnh sưu tầm)

Lời khuyên dành cho những người mới chơi máy ảnh là nên chọn máy có số shots dưới 20.000 hoặc 30.000. Còn đối với dân chuyên nghiệp thì số shots dù có trên 100.000 (tùy loại máy) cũng không đáng lo ngại. Mỗi một dòng máy sẽ có cách kiểm tra số shots khác nhau, người bán sẽ cung cấp cho bạn, việc của bạn là check lại xem con số đó có đúng hay không. 

Tuy nhiên, đối với máy ảnh mirrorless, người mua không cần quá chú trọng đến số shots đã chụp. Bởi có rất nhiều dòng không thể kiểm tra được thông tin này. Trong trường hợp số shots quá nhiều, bạn cũng có thể thay màn trập mới để sử dụng dễ dàng.

Kiểm tra cảm biến

Cảm biến được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hình ảnh. Vì vậy kiểm tra cảm biến là bước không thể thiếu trước khi quyết định mua máy ảnh. 

Trước tiên, bạn cần kiểm tra trạng thái vật lý của cảm biến xem có vết ố, bám bụi hay trầy xước nào không. Nếu chỉ có bụi bẩn thì có thể chấp nhận do việc vệ sinh tương đối dễ dàng. Với máy ảnh mirrorless, để kiểm tra cảm biến, bạn chỉ cần mở nắp che ngàm gắn trên ống kính. Còn đối với dòng DSLR, bạn cần vào menu bật gương lật lên để thấy được cảm biến.

Tiếp theo, người mua nên kiểm tra khả năng chụp hình của cảm biến bằng cách chụp 2 ảnh riêng biệt:

Ảnh thứ nhất: 

  • Tháo ống kính
  • Đậy nắp che của máy và cài ISO ở mức 400 
  • Chụp trong 10 giây để làm nóng cảm biến
  • Nếu ảnh có đốm trắng hoặc vết lạ thì có nghĩa cảm biến bị xước và có bụi.

Ảnh thứ hai: 

  • Set độ nhạy sáng ISO ở mức thấp nhất
  • Chụp với tốc độ 1/20s
  • Nếu ảnh chụp được xuất hiện đốm đỏ hoặc xanh thì đó là hiện tượng điểm ảnh chết 
  • Nếu số điểm ảnh chết nhiều hơn 3, 4 điểm, chứng tỏ cảm biến không tốt.

Chức năng lấy nét ảnh

Khi mua máy ảnh, bạn nên chú ý kiểm tra chức năng lấy nét ảnh. Để kiểm tra chính xác xem máy ảnh của bạn có bị lỗi khi lấy nét hay không bạn nên gắn ống kính chuẩn và thực hiện chụp ở khoảng cách 3-4m với khẩu độ tối đa. Nếu thử nhiều lần mà vẫn cho tình trạng lấy nét sai thì bạn nên loại ngay chiếc máy ảnh này.

máy ảnh fujifilm cũ
Khi mua máy ảnh, bạn nên chú ý kiểm tra chức năng lấy nét ảnh (Ảnh sưu tầm)

Ngàm gắn ống kính máy ảnh

Mở nắp ngàm ống kính để biết ngàm gắn có bị mất ốc, trầy xước, hỏng chân kết nối hay không? Nếu có, bạn không nên mua chiếc máy ảnh này vì có thể trong quá trình sử dụng, ống kính không được kết nối sẽ làm tăng khả năng rơi vỡ hoặc không phát huy hết chức năng của nó.

Màn hình hiển thị

Người mua có thể dễ dàng kiểm tra màn hình máy ảnh xem có bị nứt vỡ, trầy xước hay bong tróc hay không bằng mắt thường. Tuy nhiên, đối với màn hình xoay lật, bạn cần test chức năng xoay các góc xem có trơn tru, linh hoạt không. Màn hình cảm ứng thì nên kiểm tra các chức năng cảm ứng có hoạt động tốt không bằng cách lướt chuyển ảnh, zoom, lấy nét…

Khả năng của chế độ chống rung quang học

Với các dòng máy có tích hợp khả năng chống rung trên thân máy, bạn có thể kiểm tra bằng cách lắp ống kính và chụp ở tốc độ 1/10s đến 1/50s. Sau đó so sánh cả hai lần chụp khi bật và tắt chế độ chống rung xem hình ảnh có khác nhau không. Hình ảnh chụp được sẽ không bị rung hay mờ nhòe nếu tính năng chống rung còn hoạt động tốt. 

máy ảnh fujifilm cũ
Với các dòng máy có tích hợp khả năng chống rung trên thân máy, bạn có thể kiểm tra bằng cách lắp ống kính và chụp ở tốc độ 1/10s đến 1/50s (Ảnh sưu tầm)

Khả năng quay video

Kiểm tra tính năng quay video của chiếc máy ảnh bằng cách theo dõi thời gian quay tối đa. Đồng thời bạn nên để ý trong quá trình quay máy có bị nóng nhiều không, kết nối có mượt mà và mic thu âm có tốt không.

Kiểm tra pin

Khi mua máy ảnh, bằng mắt thường chúng ta có thể thấy pin có bị méo mó, biến dạng không. Nếu pin có hình dạng bình thường, người mua nên tiến hành gắn pin vào máy ảnh và sử dụng trong 5 – 10 phút để xem lưu lượng pin tiêu hao nhiều hay ít. Để kiểm tra chính xác hơn, bạn có thể sử dụng máy ở chế độ quay hay bật đèn flash.

Kiểm tra các kết nối không dây

Thông thường, các máy ảnh hiện nay đều có tích hợp kết nối không dây như Wifi, NFC, Bluetooth để hỗ trợ chia sẻ ảnh lên mạng xã hội hoặc thiết bị khác. Do đó, đây là một chức năng quan trọng mà bạn nên kiểm tra. 

máy ảnh fujifilm cũ
Kết nối không dây là một chức năng quan trọng mà bạn nên kiểm tra (Ảnh sưu tầm)

5 máy ảnh Fujifilm cũ chất lượng người mới bắt đầu chụp ảnh nên thử

Bạn cũng có thể tham khảo review máy ảnh film để lựa chọn được loại máy phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là 5 máy ảnh fujifilm cũ chất lượng cao cho người mới bắt đầu chụp ảnh:

Fujifilm X-A7 cũ 

Máy ảnh Fujifilm X-A7 tích hợp cảm biến APS-C CMOS 24.2MP cho phép người dùng chụp ảnh tĩnh và quay video độ phân giải cao trong những điều kiện ánh sáng khác nhau. 

Fujifilm X-A7 cung cấp dải ISO 200-12800, có thể được mở rộng từ 100-51200 để bạn có thể chụp những bức ảnh trong các tình huống ánh sáng cực sáng hoặc cực tối. Do đó, máy ảnh fujifilm XA7 cũ là lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích chụp ảnh. 

máy ảnh fujifilm cũ
Máy ảnh fujifilm X-A7 cũ là lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích chụp ảnh (Ảnh sưu tầm)

Fujifilm xs10 cũ

Máy ảnh fujifilm xs10 cũ phù hợp với những người yêu thích chụp ảnh chất lượng cao nhưng chưa có nhiều chi phí. Thân máy được thiết kế với kính ngắm nổi bật, tích hợp đèn flash và báng cầm tay lớn giúp cầm nắm dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng. 

máy ảnh fujifilm cũ
Máy ảnh fujifilm xs10 cũ phù hợp với những người yêu thích chụp ảnh chất lượng cao nhưng chưa có nhiều chi phí (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra thiết bị còn có thẻ nhớ máy ảnh Fujifilm với dung lượng lớn, máy ảnh được tích hợp hệ thống IBIS mới cùng tính năng tự động lấy nét, khả năng chụp liên tục và quay video nổi bật. 

Giá tham khảo (fullbox chính hãng 99%): 19.990.000 VNĐ.

Fujifilm xt3 cũ

Máy ảnh Fujifilm XT3 có khả năng cho ra những bức ảnh với độ sắc nét tốt và màu ảnh gốc đẹp được dân chụp ảnh săn đón. Đây là dòng máy cao cấp của Fujifilm dùng để chụp ảnh dịch vụ với thiết kế đẹp mắt.

máy ảnh fujifilm cũ
Máy ảnh Fujifilm XT3 có khả năng cho ra những bức ảnh với độ sắc nét tốt và màu ảnh gốc đẹp được dân chụp ảnh săn đón (Ảnh sưu tầm)

Giá máy ảnh fujifilm cũ dao động từ 19-23 triệu tùy vào số shot đã chụp và ngoại hình từ xấu, trung bình, đẹp hay like new mà sẽ có giá khác nhau.

Giá tham khảo (99%): 21.990.000 VNĐ.

Fujifilm xt30 cũ

Máy ảnh fujifilm cũ XT30 là một trong những máy ảnh thế hệ mới nhất kế thừa bộ tính năng của mẫu máy cao cấp X-T3 với mức giá phải chăng. Máy ảnh X-T30 sử dụng cảm biến X-Trans BSI-CMOS 4 26MP và bộ xử lý X-Processor 4 cho hình ảnh với chất lượng xuất sắc. 

Máy phù hợp chụp khi đi du lịch, chụp ảnh gia đình, ảnh phong cảnh hay chân dung. Fujifilm xt30 cũ cũng là lựa chọn hoàn hảo cho những người chưa đủ ngân sách.  

Giá tham khảo (98%): 15.490.000 VNĐ.

Fujifilm xt20 cũ

Fujifilm X-T20 cũ sử dụng kính ngắm điện tử EVF với độ phân giải hình ảnh lên đến 2.36 triệu điểm ảnh, giúp người dùng dễ dàng quan sát đối tượng chụp với chất lượng ánh sáng tốt và màu sắc chân thực.  Ngoài ra, máy còn trang bị những tính năng mới như chế độ giả lập màu phim, chế độ SR+ tự động nâng cao cho chất lượng ảnh xuất sắc. 

Giá tham khảo (99%): 11.000.000 VNĐ.

máy ảnh fujifilm cũ
Fujifilm X-T20 cũ sử dụng kính ngắm điện tử EVF với độ phân giải hình ảnh lên đến 2.36 triệu điểm ảnh (Ảnh sưu tầm)

Fujifilm xt200 cũ

Máy ảnh fujifilm cũ X-T200 có cảm biến APS-C CMOS 24.2MP được nâng cấp về tốc độ, hiệu năng quay video và màn hình cảm ứng LCD 3.5-inch xoay lật. Thêm vào đó, máy còn được trang bị khả năng lấy nét tự động theo dõi mắt và gương mặt, rất thích hợp cho những nhiếp ảnh gia chân dung hay những người quay video vlog.

Giá tham khảo (99%): 14.000.000 VNĐ.

máy ảnh fujifilm cũ
Fujifilm X-T200 thích hợp cho những nhiếp ảnh gia chân dung hay những người quay video vlog (Ảnh sưu tầm)

Fujifilm x100f cũ

Đây là chiếc máy ảnh fujifilm cũ compact cao cấp nhất của Fujifilm trên thị trường. Máy được ưu ái trang bị cảm biến X-trans CMOS 3 với độ phân giải 24,3 MP. Thiết kế nhỏ nhắn, cổ điển đem lại cảm hứng chụp ảnh cho bất cứ ai lần đầu trải nghiệm. 

Giá tham khảo (99%): 15.900.000 VNĐ.

máy ảnh fujifilm cũ
Đây là chiếc máy ảnh compact cao cấp nhất của Fujifilm trên thị trường (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, một số máy ảnh fujifilm cũ mạnh mẽ khác người dùng có thể tham khảo như: Máy ảnh fujifilm instax mini 11, máy ảnh fujifilm xt100 fujifilm xe3 cũ, fujifilm xt4 cũ, fujifilm xa5 cũ, fujifilm xt2 cũ, fujifilm xa3 cũ, xt100 cũ, xt30 fujifilm cũ, fujifilm xt10 cũ, fuji xt3 cũ,  fuji xs10 cũ, fujifilm xt1 cũ, hoặc fuji xt30 cũ…

Máy ảnh fujifilm cũ là gợi ý tuyệt vời cho những tín đồ đam mê chụp ảnh chất lượng cao nhưng hạn chế về ngân sách. Nếu đang có ý định mua máy ảnh fujifilm cũ, việc kiểm tra thiết kế, tính năng trước khi mua là điều hết sức quan trọng. Hy vọng với những bí kíp nhỏ trên đây sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất để chọn mua được chiếc máy ảnh phù hợp và ưng ý.

Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích khác liên quan về chụp ảnh sản phẩm, Studio Việt Nam sẽ là lựa chọn lý tưởng. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu đa dạng các kiến thức và đặc biệt hiểu rõ hơn về cách làm những hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp tại một studio uy tín, chất lượng.

Studio Việt Nam - Dịch vụ chụp ảnh quảng cáo sản phẩm, món ăn

Linh Thảo

Linh Thảo

facebook  twitter  Tumblr  pinterest   Linkedin   instagram  Flickr

Là người tiên phong của Studio, tôi đã dẫn dắt thương hiệu không ngừng đi lên cùng với những tác phẩm ảnh tuyệt vời của mình. Mong rằng những chia sẻ về nhiếp ảnh giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
studio-viet-nam

NHẬN TIN TỨC
CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email