Để trở thành một nhiếp ảnh chụp ảnh món Âu chuyên nghiệp, việc thường xuyên sáng tạo ý tưởng là điều tất yếu. Tuy nhiên, đây là việc làm khó khăn không phải ai cũng làm được. Đó là lý do tại sao Studio Việt Nam sẽ tiết lộ các bí kíp chụp ảnh cuốn hút nhất trong bài viết này và hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời để bạn tạo ra nhiều bộ hình sang trọng, chất lượng nhất.
Quy tắc bố cục trình bày món Âu
Trong một bức ảnh món ăn thành công, bố cục là một trong những yếu tố quan trọng. Bố cục giúp các chi tiết trở nên hài hoà, đẹp mắt. Và chụp ảnh món Âu cũng vậy.
Có 3 dạng bố cục phổ biến được nhiều nhiếp ảnh “ưu tiên” sử dụng khi chụp ảnh cho các món ăn Âu.
Quy tắc bố cục ⅓
Trong giới nhiếp ảnh, quy tắc ⅓ không còn xa lạ và được ứng dụng phổ biến. Thực chất, đây là kiểu chụp với việc chia bức ảnh thành chín phần bởi hai đường dọc và hai đường ngang. Tại đó, chủ thể sẽ được đặt tại đường dọc của ảnh hoặc tại các điểm giao nhau. Người chụp có thể sở hữu một bức ảnh món ăn đẹp mắt với bố cục ⅓ hoàn hảo dễ dàng.

Quy tắc bố cục con số lẻ
Quy tắc con số lẻ là một nguyên tắc phổ biến được nhiều nhiếp ảnh món ăn Âu ứng dụng hiệu quả. Con số lẻ là lựa chọn tối ưu cho các khung hình thêm chất lượng bởi chúng tạo cho người xem cảm giác chắc chắn khi thường thức ảnh.
Ngoài ra, con số lẻ cũng thể hiện sự liên kết chặt ché hơn so với số chẵn. Đó là lý do vì sao bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những bức ảnh “3 cái đĩa”, “3 cái ly” thay vì con số chẵn như 2, 4.

Nếu bạn chỉ có 2 món ăn trong một bức ảnh thì cũng không cần lo lắng. Giải pháp chính là hãy thêm các nguyên liệu hay một ly nước để tạo nên một bức hình đẹp mắt.

Quy tắc đường dẫn
Khi nhắc đến quy tắc bố cục đường dẫn người đọc thường sẽ liên tưởng đến chụp hình kiến trúc. Tuy nhiên, trong chụp ảnh món Âu quy tắc này cũng được áp dụng hiệu quả. Mọi thứ sắp xếp theo đường chéo hoặc tận dụng những đường kẻ trong ảnh là cách hữu hiệu tạo ra một bức ảnh món ăn ấn tượng và tuyệt vời.

Đường dẫn giúp bức ảnh trở nên mềm mại, giúp người xem biết nên tập trung vào đâu trong các chi tiết của bức ảnh. Đó là chức năng hướng tầm nhìn người xem mà ít bố cục nào có được.

Quy tắc kể câu chuyện
Mỗi câu chuyện thông qua bức ảnh đều là điều hấp dẫn người xem khi thường thức chúng. Và bố cục theo quy tắc này chính là vậy. Bố cục là kiểu sắp xếp món ăn với một chi tiết nổi bật nhằm tạo điểm nhấn đặc biệt như đang “kể một câu chuyện”. Từ đó tạo sự chú ý và gây thu hút đến người xem ảnh.

Một số gợi ý “hay ho” cho bạn để sở hữu bức ảnh món Âu tuyệt vời theo quy tắc bố cục này là:
- Setup cảnh đồ ăn được bày biện sang trọng, tuyệt đẹp trên một chiếc bàn
- Chụp cận cảnh món ăn thơm phức như vừa mới chế biến xong
- Thao tác người đầu bếp với món ăn
- Tạo “chuyển động” cho thức ăn, ví dụ như đổ nước sốt, gắp mì,…
- Bố trí các nguyên liệu liên quan đến món ăn xung quanh chủ thể để thể hiện rằng món vừa mới nấu xong

Trên đây là các quy tắc bố cục chụp ảnh món ăn nói chung và món Âu nói riêng được nhiều nhiếp ảnh gia áp dụng cho sản phẩm của mình. Vận dụng các quy tắc trên cùng kỹ năng chụp và chút kỹ xảo hậu kỳ sẽ giúp bạn có thể tự mình tạo ra một bức ảnh chất lượng không kém những người chụp chuyên nghiệp.
Bên cạnh bố cục, để làm nên một bức ảnh có hiệu quả cao về thẩm mỹ, lựa chọn concept chụp cũng là công việc không kém phần quan trọng.
Concept chụp ảnh món Âu
Studio Việt Nam xin gợi ý đến bạn 2 concept chụp ảnh món ăn Âu nên thử để tăng giá trị thẩm mỹ cho bức ảnh của mình.
Concept Flatlay
Concept này thể hiện sự sáng tạo trong bố trí món ăn nhằm tạo hiệu ứng thẩm mỹ tốt nhất khi áp dụng kỹ thuật chụp hình phẳng flatlay. Đây là kiểu chụp phổ biến trong đó tất cả các yếu tố của bức ảnh từ bố cục, đồ decor,… đều được sắp xếp trên một bề mặt đồng đều.
Người chụp từ đó sẽ căn chỉnh góc phù hợp và tiến hành “bấm máy” theo hướng từ trên cao xuống.

Lựa chọn hậu cảnh tối màu
Chụp ảnh theo concept này chính là tận dụng thuần thục background tối màu nhằm thu hút sự chú ý của người xem vào món ăn tiền cảnh. Để setup theo concept này, người bố trí cần lựa chọn các đạo cụ tối, bề mặt và phông nền tỉ mỉ. Bộ đồ ăn từ gỗ sẽ là lựa chọn không tồi cho bức ảnh theo ý tưởng này.

Tạo chút “lộn xộn” cho bức ảnh
Nhằm tạo vẻ sống động, nhiều nhiếp ảnh khi chụp ảnh món Âu đã lựa chọn ý tưởng tạo chút “lộn xộn” cho “đứa con tinh thần” của mình. Bức ảnh có thể là những thành phần nguyên liệu decor món ăn nằm rải rác trên bàn hay một vài tờ giấy báo, các nếp gấp nhăn “không có quy luật” của miếng khăn trải bàn.
Điều này các tác dụng tạo vẻ gần gũi, đồng thời tăng cảm giác mới lạ cho người xem khi nhìn vào bức ảnh.

Tuy nhiên, khi setup ý tưởng này bạn cũng cần lưu ý chỉ nên tạo “một chút lộn xộn” thay vì để mọi thứ “bừa bãi”. Nếu không sẽ tạo hiệu quả ngược và khiến người thường thức mất cảm tình với một bức ảnh “không được chỉnh tề” như vậy.

Tạo khoảng trống
Trong một bức ảnh nói chung, việc tạo khoảng trống cho ảnh không chỉ không khiến bức hình bị đơn điệu, ngược lại chúng còn giúp chủ thể món ăn trở nên nổi bật hơn. Đơn giản hoá các đồ decor giúp người xem dễ dàng tập trung hơn vào món ăn của bạn.

Ý tưởng tạo khoảng trống còn có khả năng “biến hoá khôn lường” trong tạo cảm giác đến người thường thức ảnh. Bạn muốn bức ảnh của mình thể hiện sự tinh tế sang trọng hay quý tộc đẳng cấp đều có thể thực hiện được với concept này dễ dàng.
Không quá cầu kỳ vật dụng trang trí, một chiếc khăn trải bàn và bộ dụng cụ ăn uống theo phong cách bạn muốn cũng đủ giúp định hình và tôn thêm tính thẩm mỹ cho món ăn và bức ảnh của bạn.

Chú trọng yếu tố màu sắc cho món ăn
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong một bức ảnh nói chung và chụp ảnh món Âu nói riêng. Chúng có khả năng thu hút ánh nhìn, từ đó khơi gợi cảm xúc của người xem từ vui, buồn, tức giận, hạnh phúc.

Mỗi gam màu đều có vai trò riêng. Nếu màu xanh lá cây tạo cảm giác tươi mát, bình yên thì màu đỏ là sự đam mê, cuồng nhiệt và đầy hứng khởi và màu đen thể hiện vẻ đẹp huyền bí, sang trọng.
Vì vậy, trước khi tiến hành chụp người setup cần xem xét món ăn đó nguyên liệu chính là gì, có màu sắc như nào, màu nào là màu chủ đạo và màu nào chỉ có tác dụng bổ trợ. Trả lời các câu hỏi trên, bạn có thể tự tin setup cho mình một bộ ảnh món ăn đúng chuẩn về màu sắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách phối màu trên bánh xe màu sắc nhằm đảm bảo sự cân bằng khi chụp ảnh.
Nguyên tắc phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Là kiểu phối các kiểu sắc độ khác nhau của cùng một màu. Kiểu phối này có tác dụng tạo cảm giác hài hoà, dễ chịu cho người xem khi ngắm nhìn bức ảnh.
Nguyên tắc phối màu tương đồng (Analogous)
Là cách phối các màu gần nhau (thường là 3 màu) trên vòng tròn màu sắc. Người phối sẽ phải lựa chọn một màu chủ đạo (màu được sử dụng nhiều nhất trong bức ảnh). Hai màu còn lại là các màu liền kề với màu chủ đạo có tác dụng bổ trợ cho màu chính. Phối màu theo kiểu này giúp bức ảnh trở nên nhã nhặn không kém phần sinh động.
Nguyên tắc phối màu tương phản (Complementary Schemes)
Là cách kết hợp hai màu đối lập trên bánh xe màu sắc. Việc sử dụng hai màu tương phản là cách hữu hiệu thu hút thị giác và tạo hiệu ứng màu sắc mạnh mẽ cho bức ảnh.

Chú trọng điểm focus – điểm mạnh
Điểm focus là điểm chính, nổi bật trong bức ảnh và có tác dụng thu hút ảnh nhìn người xem. Đó có thể là vị trí cao nhất, món ăn có kích thước lớn nhất hoặc nguyên liệu chính như thịt, cá, trứng,…

Trong bức ảnh chụp món ăn, điểm focus sẽ dễ dàng được nhận ra trong các chi tiết ảnh. Nếu một bức ảnh khi ngắm nhìn không thể tìm được điểm mạnh tại bức ảnh đó thì có thể người chụp chưa chú trọng đến yếu tố này. Vì vậy, đừng quên lựa cho khung hình của mình một điểm focus phù hợp và nổi bật nhất nhé.

Trên đây là các thông tin về cách chụp ảnh món Âu đẹp, chuẩn mà Studio Việt Nam gửi đến bạn. Đừng quên lưu lại và thường xuyên luyện tập, trau dồi để tạo nên nhiều tác phẩm ngày càng chất lượng và chuyên nghiệp hơn. Nếu bạn quan tâm về nhiếp ảnh, hãy theo dõi Studio Việt Nam. Tại đây, nhiều thông tin bổ ích được cập nhật và gửi đến bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.